Giá cà phê trong nước hôm nay 1/9 nhích nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm. (Nguồn: Newtimes) |
| Giá vàng hôm nay 1/9: Củng cố vững chắc ngưỡng 1.800 USD, tích lũy 'động lực' chờ bùng nổ? Giá vàng thế giới đi xuống trong bối cảnh USD không suy yếu và dòng tiền đổ dồn vào chứng khoán, nhưng vẫn duy trì ... |
Giá cà phê hôm nay 1/9
Tuần trước, giá cà phê 2 sàn liên tục tăng do lo ngại khô hạn ở vành đai cà phê Brazil sẽ kéo giảm sản lượng vụ mùa năm tới, trong khi những thiệt hại do sương giá mùa Đông gây ra vẫn chưa thể thống kê được, nhưng thị trường ước đoán là sẽ trong khoảng 6 đến 10 triệu bao.
Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 biến chủng mới bùng phát khắp nơi khiến nguồn cung từ các nhà sản xuất Robusta ở khu vực Đông Nam Á bị đình trệ và giá cước vận tải biển cao ngất ngưởng cũng khiến thị trường cà phê thế giới phải điều chỉnh mặt bằng giá cả để bù đắp phần nào.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch, giá cà phê trên cả hai sàn tăng giảm trái chiều. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng 8 USD (0,4%), giao dịch tại 2.026 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng tăng 11 USD (0,55%), lên 1.994 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng thấp.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York chấm dứt đà tăng mạnh mẽ quay đầu giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 4 Cent (2%), giao dịch tại 195,9 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng giảm 3,9 Cent (1,93%), xuống 198,5 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 1/9 nhích nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm.
|
Thị trường trong nước những ngày này, giao dịch không nhộn nhịp, giá cao chỉ nhờ chốt bán hàng ký gửi, hàng thực tay trao tay đôi khi dưới 40 triệu đồng. Nếu như lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại các vùng có kho cảng cà phê quanh TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận kéo dài cho đến 15/9, thì chắc phải tới hết tháng 9/2021 thị trường cà phê nội địa mới bắt đầu trở lại bình thường.
Theo tờ Les Echos ngày 28/8, nguồn cung cà phê toàn cầu đã bị gián đoạn do dịch bệnh ở Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới.
Những hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ở Việt Nam đã làm ngưng trệ việc xuất khẩu cà phê. Người trồng gặp khó khăn khi vận chuyển cà phê robusta đến các cảng để xuất khẩu.
Những khó khăn này đã làm dài thêm danh sách những thách thức mà người trồng và sản xuất cà phê Việt Nam phải đối mặt. Các kho chứa cà phê robusta hầu như trống rỗng.
Trên thực tế, giá một tấn robusta đã tăng 45% kể từ đầu năm, vượt ngưỡng 2.000 USD. Đây thực sự là một đòn mạnh giáng vào những nhà sản xuất cần tìm nguồn hàng. Ngay cả khi không thiếu hàng thì việc mua robusta ở Việt Nam đang ngày càng khan hiếm do bùng nổ chi phí vận chuyển. Vì thiếu phương tiện chuyên chở nên việc gửi một contener cà phê rRobusta đến châu Âu hiện có giá gần 10.000 USD – đắt gấp 6 đến 7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, vận tải đường biển đã phải chịu nhiều áp lực. Vài tuần trước, cảng thương mại lớn thứ ba trên thế giới, nằm ở phía Nam Thượng Hải, đã đóng cửa do có một ca nhiễm Covid-19. Chỉ số Baltic Dry về giá vận chuyển nguyên liệu thô đã tăng lên đến mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Trên sàn giao dịch Intercontinental Exchange, giá cà phê arabica, loại được người phương Tây tiêu thụ nhiều nhất, đã tăng lên 45% kể từ đầu năm. Giá thậm chí còn được đẩy lên hơn 2 USD/pound, mức cao nhất kể từ năm 2014.
| Giá vàng hôm nay 1/9: Củng cố vững chắc ngưỡng 1.800 USD, tích lũy 'động lực' chờ bùng nổ? Giá vàng thế giới đi xuống trong bối cảnh USD không suy yếu và dòng tiền đổ dồn vào chứng khoán, nhưng vẫn duy trì ... |
| Tiêm vaccine Covid-19: Tin tốt lành, những công bố khoa học mới nhất có thể giúp thay đổi định kiến Tin tốt là ngày càng có nhiều báo cáo về hiệu quả của các loại vaccine Covid-19 đang được sử dụng và tiềm năng của ... |
| Chúng ta biết gì về vaccine Trung Quốc? Sự thật và tin đồn Cả vaccine Sinopharm và Sinovac đã được WHO cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, đều đang được sử dụng ở Trung Quốc ... |