Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York (Mỹ) tiếp tục xu hướng tăng nhé. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay
Theo ghi nhận của TG&VN, lúc 0h02 ngày 19/1 (giờ Việt Nam) giá cà phê robusta niêm yết trên sàn ICE Futures Europe_London (Anh) giảm nhẹ ở tất cả các thời điểm bàn giao; giá giao tháng 3/2021 giảm 10 USD/tấn (0,74%) so với chốt phiên trước đó, đứng ở 1.343 USD/tấn; giá giao tháng 5/2021 cũng tgiảm 9 USD/tấn (0,66%) giao dịch ở 1.354 USD/tấn. Khối lượng giao dịch giảm.
Cùng thời điểm khảo sát, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York (Mỹ) tiếp tục xu hướng tăng nhé; giá cà phê kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 0,8 Cent (0,31%), lên 128,15 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 5 cũng tăng nhẹ 0,85 Cent (0,31%), lên 130,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng.
Giá cà phê thu mua tại thị trường trong nước đi ngang hôm nay, duy trì quanh ngưỡng 32 triệu đồng/tấn. Cụ thể, giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng cùng thu mua ở mức 31.800 đồng/kg; tại Đắk Lắk ổn định ở mức 32.100 - 32.200 đồng/kg; tại Đắk Nông dao động ở mức 32.000 - 32.100 đồng/kg; tại Gia Lai ở 32.100- 32.200 đồng/kg; tại Kon Tum tăng lên 32.100 đồng/kg.
Trái với lo ngại về mức tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ giảm do giãn cách xã hội, các hãng chế biến cà phê hòa tan như Nestlé (Thụy Sỹ), Folgers và Dunkin (Mỹ), đều cho biết, doanh số bán cà phê hòa tan trong năm 2020 tăng rất tốt. Nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà tăng đột biết do giãn cách xã hội, Rabobank dự báo, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà vẫn tiếp tục tăng sau cuộc khủng hoảng Covid-19.
Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020/2021 được dự báo sẽ giảm. Theo thông tin từ Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (VICOFA), đến thời điểm này, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) chưa đưa ra còn số dự kiến về niên vụ cà phê 2020/2021 của toàn thế giới. Nhưng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã giảm dự báo nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ 2020/2021 (từ 10/2020 đến tháng 9/2021) xuống còn 165,4 triệu bao.
Năm 2020, do nhiều nguyên nhân, xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm cả về lượng và giá trị. Theo Tổng cục Hải quan, lượng cà phê đã xuất khẩu trong cả năm 2020 là 1,565 triệu tấn (giảm 5,6% so với năm 2019), đạt giá trị 2,741 tỷ USD (giảm 4,2%). Khó khăn đã xuất hiện ngay từ cuối năm 2020, mà nổi cộm nhất là tình trạng thiếu container để xuất khẩu. Hiện container cho xuất khẩu cà phê vẫn đang rất căng thẳng, giá cước nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu cà phê. Theo nhận định của một số chuyên gia ngành hàng cà phê, xuất khẩu cà phê năm nay sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
Việc gia tăng mạnh về diện tích, sản lượng cà phê ở Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cũng gây khó khăn không nhỏ cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. USDA dự báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2020/2021 (từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021) sẽ tăng tới 14,5% lên mức kỷ lục 67,9 triệu bao. Còn Cơ quan Thống lê và Cung cấp thực phẩm của Chính phủ Brazil (CONAB) lại dự báo sản lượng cà phê nước này sẽ đạt khoảng 63,08 triệu bao, tăng 2,4% so với dự báo trước đó của cơ quan này. Cũng theo CONAB, trong năm 2020, diện tích cà phê cho thu hoạch ở Brazil là 1,88 triệu ha, tăng 3,9% so với năm 2019.
Giá hồ tiêu đồng loạt đi ngang tại hầu hết các địa phương
Hôm nay giá hồ tiêu thế giới giao ngay tại sàn trực tuyến NCDEX Kochi (Ấn Độ) giảm 50 Rupee/tạ (0,14%), giao dịch ở 34.500 Rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 14/1/2021 đến ngày 20/1/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,17 VND/INR.
Tại thị trường trong nước, giá hồ tiêu đồng loạt đi ngang tại hầu hết các địa phương, trong đó, mức giá cao nhất là 53.000 đồng/kg giao dịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai ghi nhận ngưỡng giao dịch thấp nhất là 50.000 đồng/kg.
Thị trường hồ tiêu tuần vừa qua ghi nhận biến động trái chiều. Tại các thị trường nội địa, tiêu đen Malabar Ấn Độ được báo cáo thâm hụt 1% xuống mốc 4.435 USD/triệu tấn, theo International Pepper Community. Tương tự, tiêu đen Sri Lanka và Trung Quốc cũng thâm hụt lần lượt 2% cà 3%, hiện được thu mua quanh mốc trung bình là 2.778 USD/triệu tấn và 4.950 USD/triệu tấn. Giá tiêu đen của Indonesia cũng giảm 1% so với tuần trước đó, trung bình ở mức 2.476 USD/triệu tấn. Trong khi đó, giá tiêu trắng tăng 1%, đạt ngưỡng 4.209 USD/triệu tấn. Tại Malaysia, tiêu đen và tiêu trắng cũng tăng 1% trong tuần qua, giao dịch với giá tương ứng là 2.369 USD/triệu tấn và 3.844 USD/triệu tấn.
Tại Việt Nam, mối quan ngại lớn nhất đối với nông dân trồng tiêu hiện nay là chi phí lao động cao. Đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến giá thành sản xuất và ảnh hưởng đến quyết định của nông dân trong việc duy trì vườn tiêu hoặc tái đầu tư hay không.
Với giá tiêu hiện nay khoảng 54.000 đồng/kg trong khi chi phí lao động dao động từ 200.000-230.000 đồng/công/ngày thì người nông dân trồng tiêu vẫn còn rất nhiều khó khăn..
Trong năm 2020, giá tiêu trong nước có xu hướng giảm trong quý I/2020 và tăng từ quý II/2020. So với cuối năm 2019, giá tiêu trong nước tăng từ 13.000 – 14.000 đồng/kg. Giá tiêu tăng do nhu cầu tăng dần, trong khi nguồn cung có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, dù sản lượng tiêu được dự báo giảm tới 25-30% so với năm 2020 xuống khoảng 168 - 180 nghìn tấn, thì giá tiêu trong năm 2021 được dự báo vẫn khó lòng tăng mạnh vì cung vượt cầu.
| Giá vàng hôm nay 18/1: Mất lòng tin, giới đầu tư bán vàng trữ tiền mặt, cơ hội mua vào tuyệt vời? TGVN. Tuần trước, giá vàng SJC trong nước có nhiều phiên tăng giảm mạnh theo xu hướng giá vàng thế giới. Tuy nhiên, đi ngược ... |
| Giá cà phê hôm nay 18/1: Lợi thế của cà phê Việt từ thị trường EU; Xu hướng tăng của giá hồ tiêu năm 2021 TGVN. Sắc xanh đã trở lại trên cả hai sàn giao dịch cà phê lớn nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu cà phê thế ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (8-14/1/2021): Mỹ 'làm lành' với châu Âu; Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045? TGVN. Chính quyền ông Biden cần có cách tiếp cận đa phương trong việc áp đặt luật chơi số; Cần giải pháp toàn cầu về ... |