Giá cà phê trong nước hôm nay 19/8 không đổi tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 19/8
Theo các nhà phân tích, các chỉ số kỹ thuật đều cho tín hiệu giá cà phê robusta trên sàn phái sinh còn động lượng giảm và dò hỗ trợ vùng 2180 – 2200. Vùng quá mua vẫn ở mức 71.96% nên khả năng nhịp điều chỉnh giảm này vẫn chưa dừng lại.
Trong khi đó tồn kho robusta đạt chuẩn sàn ICE London được ghi nhận giảm 1.91% so với tuần trước, còn 98.180 tấn. Trong khi đó nguồn hàng thật có sẵn nội địa của Brazil và Việt Nam được ghi nhận không còn nhiều và người nông dân tiếp tục giữ hàng để chờ giá tăng cao hơn mới có động thái xuất hàng.
Giá cà phê arabica vẫn đang dưới áp lực giảm giá bởi yếu tố tiền tệ chi phối chủ yếu. Mức tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn ICE đã có ghi nhận sự gia tăng khối lượng sau chuỗi ngày giảm liên tục với mức ghi nhận tăng hơn 5.600 bao trong ngày 16/8, đạt mức 577.000 bao. Tốc độ thu hoạch cà phê của Brazil đã đạt 79% diện tích, tương đương tốc độ thu họach năm ngóai với mức sản lượng kỳ vọng cao hơn.
Theo phân tích kỹ thuật, trong ngắn hạn các chỉ số kỹ thuật cho tín hiệu giá còn giằng co đi ngang trong biên độ 210-230. Tuy nhiên, xu hướng hội tụ hướng xuống nên khả năng trong ngắn hạn giá sẽ còn giảm dò vùng hỗ trợ. Trong đó, các nhà phân tích tin rằng, vùng 208-210 là vùng hỗ trợ cứng trong ngắn hạn của arabica, xa hơn là mức cản tâm lý 200. Ở chiều ngược lại, giá cần vượt mốc 230 mới đủ hấp dẫn lực mua mạnh từ phe mua.
Chốt phiên giao dịch ngày 18/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 2 USD (1,26%), giao dịch tại 2.215 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 6 USD (1,19%), giao dịch tại 2.218 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 2,75 Cent (0,59%), giao dịch tại 214,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 2,55 Cent/lb (0,60%), giao dịch tại 211,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 19/8 không đổi tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Thị trường hàng hóa vẫn còn lo ngại rủi ro tăng cao trước khả năng một cuộc suy thoái toàn cầu, trong đó nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc có khả năng suy thoái. Chính sách zero covid của Trung Quốc tiếp tục đè nặng lên thị trường hàng hóa nói chung. Trong khi các số liệu kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều tranh cãi.
Dữ liệu doanh số bán lẻ Mỹ tháng 7 ổn định trong khi chi tiêu cá nhân tăng lên giúp thị trường bớt lo ngại Mỹ không phải rơi vào suy thóai kinh tế. Tuy nhiên thị trường vẫn đặt cược cho đà tăng lãi suất tiếp theo của Fed với hơn 50% dự đóan mức tăng là 0.75%. Vì thế, đồng USD tiếp tục là điểm đến trú ẩn ưa thích của dòng tiền, USD tăng nhẹ 0.27% lên 106.76. Hàng hóa, cụ thể là cà phê cả 2 sàn đều chịu ảnh hưởng và không thể duy trì đà tăng dù thông tin về tồn kho ủng hộ cho đà tăng.
Giới đầu tư vẫn đang tích cực mua USD đẩy đồng bạc xanh tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường đặt cược vào động thái tăng lãi suất tiếp theo của Fed để kiềm chế lạm phát mạnh mẽ hơn, dù chỉ số giá tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 đã tăng ít hơn tháng trước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 7 tiếp tục giảm mạnh 17% so với tháng 6 xuống gần 114.000 tấn. Kim ngạch cũng giảm 17% xuống 262 triệu USD. Mặc dù lượng xuất khẩu giảm liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây nhưng giá cà phê trong nước tăng mạnh, thậm chí diễn biến ngược chiều so với giá thế giới, đặc biệt là giai đoạn 7 tháng đầu năm. Theo đó, giá cà phê trong nước tăng 12% lên khoảng 44.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá cà phê tăng từ đầu năm đến nay bất chấp xuất khẩu giảm được cho là sản lượng thấp hơn so với năm ngoái. Hiện chỉ còn một tháng rưỡi nữa là Việt Nam kết thúc niên vụ 2021 - 2022 (từ tháng 10/2021 đến hết tháng 9/2022), với sản lượng dự kiến khoảng 1,5 triệu tấn, thấp hơn 120.000 tấn so với niên vụ 2020 - 2021.
Trong khi đó, lượng xuất khẩu tính từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7/2022 đạt hơn 1,4 triệu tấn. Nếu so sánh lượng xuất khẩu cà phê năm nay với cùng kỳ năm ngoái trong các tháng, thì vẫn ở mức cao hơn khoảng 10 - 15%.