Giá cà phê trong nước hôm nay 19/9 không biến động tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: doanhnhan.biz) |
Giá cà phê hôm nay 19/9
Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 16/9), trên sàn giao dịch quốc tế giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 24 USD (0,08%), giao dịch tại 2.202 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 25 USD (1,13%), giao dịch tại 2.189 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York điều chỉnh tăng, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 1,30 Cent (0,60%), giao dịch tại 215,1 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 1,45 Cent/lb (0,69%), giao dịch tại 209,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê robusta kéo dài xu hướng tiêu cực, còn đà tăng của arabica chững lại sau Báo cáo tồn kho tháng 8 của Hiệp hội Cà phê Bắc Mỹ (GCA). Theo đó, tồn kho arabica trong tháng 8 tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 5 phiên giảm liên tiếp, các mức giảm đều khá mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 giảm tất cả 62 USD (2,74 %), xuống giao dịch tại 2.202 USD/tấn. Khối lượng giao dịch dưới trung bình.
Giá cà phê arabica có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm, các mức giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm tất cả 13,40 Cent (5,86%), xuống giao dịch tại 215,10 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Tính đến ngày 15/9, tồn kho cà phê robusat được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng thêm 1.250 tấn, tức tăng 1,39% so với ngày hôm trước, lên ghi nhận tồn kho ở mức 91.070 tấn (tương đương 1.517.833 bao, bao 60 kg).
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 19/9 không biến động tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Nổi bật trong tuần qua là các báo cáo chỉ số kinh tế Mỹ tiếp tục xu hướng tiêu cực, với lạm phát vẫn "nóng" hơn dự báo và doanh số bán lẻ tốt hơn dự kiến, dẫn tới lo ngại rủi ro tăng cao khi suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, để ngăn chặn lạm phát. Cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung, đã làm chỉ số USDX dao động ở mức cao 20 năm khiến các giới đầu cơ hàng hóa hầu như rời khỏi các thị trường.
Giá cà phê kỳ hạn tiếp nối xu hướng tiêu cực do lo ngại rủi ro tăng cao trước khả năng hầu hết các NHTW lớn sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát vượt mức… Ngoài ta, thông tin cuộc đình công của hàng trăm ngàn công nhân ngành Đường Sắt Liên bang có nguy cơ đẩy lạm phát Mỹ lên cao hơn nữa.
Tâm điểm chú ý của các thị trường trong tuần tới là cuộc họp điều hành chính sách tiền tệ định kỳ của Fed (Mỹ) và Copom (Brazil) nhằm xem xét khả năng nâng mức lãi suát cơ bản lên thêm nữa nhằm ngăn chặn lạm phát vượt mức.
Báo cáo tồn kho tháng 8 của Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) ở Bắc Mỹ tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh người Brazil đẩy mạnh bán hàng vụ mới năm nay do tỷ giá đồng Real đang ở mức có lợi cũng khiến giá cà phê kỳ hạn trên cả hai sàn có xu hướng duy trì sự tiêu cực kéo dài.
Thứ Hai (ngày 19/9), thị trường London đóng cửa cả ngày không giao dịch, Lễ Quốc tang Nữ Hoàng Anh. Thị trường New York mở cửa muộn sau 18 giờ 30’.