Giá cà phê hôm nay 20/3/2023
Giá cà phê thế giới quay đầu trở lại xu hướng tiêu cực vào cuối tuần qua. Kể từ tuần sau, các thị trường cà phê kỳ hạn chuyển sang giao dịch theo giờ mùa Hè, mở cửa và đóng cửa sớm hơn 1 giờ so với giờ hiện tại.
Tuần qua, giá cà phê robusta có 4 phiên tăng giảm và 1 phiên tăng, các mức giảm khá mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 76 USD, tức giảm 3,55%, xuống giao dịch tại 2.064 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng đan xen, các mức giảm đáng kể. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 1,20 Cent, tức giảm 0,67%, xuống giao dịch tại 176,60 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/3 không đổi tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Coffeeam) |
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua (17/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London giảm mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 giảm 40 USD (1,9%), giao dịch tại 2.064 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 39 USD (1,86%), giao dịch tại 2.054 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York cũng giảm mạnh. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 3,45 Cent/lb (1,92%), giao dịch tại 176,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 3,3 Cent/lb (1,85%), giao dịch tại 175,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê trong nước chốt phiên giao dịch cuối tuần (18/3) đồng loạt giảm mạnh 800 đồng/kg tại các địa điểm thu mua tại Tây Nguyên, mất ngưỡng 47.000 đồng/kg, giá giao dịch dao động trong khoảng 46.000 - 46.400 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/3 không đổi tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Giá cà phê biến động khá mạnh trong tuần vừa qua khi có tin tức về một số ngân hàng lớn trên thế giới đứng bên bờ vực phá sản, đã buộc các NHTW phải ra tay bơm hàng chục tỷ USD để hỗ trợ thanh khoản. Những hỗn loạn trên thị trường tài chính khả năng cao sẽ đẩy giá cà phê tiếp tục biến động mạnh.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ và châu Âu đã sớm được can thiệp, tạm thời đưa tình hình về tình trạng ổn định ổn định, chấn an giới đầu tư. Lo ngại rủi ro tạm thời giảm bớt với khả năng Fed sẽ không mạnh tay tại phiên họp điều hành tiền tệ sắp tới như đã suy đoán trước đó.
Giá cà phê kỳ hạn cũng trở lại xu hướng giảm khi báo cáo tồn kho do ICE quản lý tiếp nối đà tăng làm mối lo thiếu hụt nguồn cung hầu như đã dịu bớt.
Tính đến thứ Sáu ngày 17/3, tồn kho robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng thêm 2.190 tấn, tức tăng 2,97 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 75.960 tấn (tương đương 1.266.000 bao, bao 60 kg), ghi nhận mức tồn kho tăng liên tiếp tuần thứ tư.
Trong khi đó, thông tin các nhà sản xuất chính như Brazil, Colombia, Indonesia cũng sắp bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mới giữa năm nay. Triển vọng nguồn cung tích cực hơn tại cả 2 quốc gia xuất khẩu hàng đầu là Brazil và Colombia sau 2 năm chịu tác động nặng nề bởi thời tiết tiếp tục gây áp lực trong thời gian tới, đặc biệt khi Brazil chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch của mùa vụ mới giúp nguồn cung trên thị trường trở nên nới lỏng, từ đó gây áp lực lên giá.