Giá cà phê trong nước hôm nay 22/10 tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 22/10
Giá cà phê robusta tiếp nối đà hồi phục do vẫn còn lo ngại nguồn cung chưa chắc chắn từ hai nhà sản xuất hàng đầu. Giá cà phê arabica quay đầu giảm mạnh khi báo cáo thời tiết tỏ ra thuận lợi cho cây cà phê Brazil phát triển. Tuy nhiên, báo cáo tồn kho tại hai sàn tiếp tục sụt giảm cũng là yếu tố cơ bản hỗ trợ giá tăng trong ngắn hạn…
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.116 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 4 USD (0,19%), giao dịch tại 2.135 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp. Cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục thu hẹp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 2,25 Cent (1,09%), giao dịch tại 203,3 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng giảm 2,2 Cent (1,06%), giao dịch tại 206,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/10 tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Đồng Real tăng sau khi chính phủ Brazil tuyên bố sẽ không vi phạm mức trần ngân sách, trong khi NHTW Brazil (BC) dường như muốn nâng lãi suất cơ bản bằng cách tiếp tục bơm tiền để nâng cao giá trị đồng nội tệ.
Thị trường cà phê quý III nổi bật với thông tin giá cà phê tiếp tục thiết lập đỉnh mới. Bên cạnh đó, việc nguồn cung hạn chế ở các nước xuất khẩu lớn trong khi nhu cầu cuối năm tăng cao có thể tiếp tục hỗ trợ giá.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) giữ nguyên ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 ở mức 169,6 triệu bao (loại 60 kg/bao), tăng 0,4% so với 169 triệu bao niên vụ cà phê trước.
Về tiêu thụ cà phê niên vụ 2020-2021, ICO ước tính tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt 167,26 triệu bao, tăng 1,9% so với con số 164,13 triệu bao của niên vụ cà phê 2019-2020.
Như vậy, dư thừa cà phê toàn cầu dự kiến giảm từ 4,87 triệu bao của niên vụ 2019-2020 xuống còn 2,34 triệu bao trong niên vụ 2020-2021. Điều này cho thấy cung – cầu cà phê thế giới ngày càng thắt chặt và xu hướng tăng giá cà phê hiện tại khả năng sẽ tiếp tục diễn ra.
Giá cà phê thế giới tiếp tục lập đỉnh mới, lên mức cao nhất trong 12 năm qua và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu cao vào cuối năm.
Brazil bắt đầu tập trung nhiều hơn vào trồng cà phê robusta bởi chi phí rẻ và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Giá cà phê trong nước tăng 12% trong quý III, nhờ được hưởng lợi từ đà tăng giá cà phê thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp lo ngại nếu tình hình vận chuyển không được cải thiện, trong khi mùa thu hoạch sắp kết thúc, giá cà phê sẽ quay đầu giảm. Đồng thời doanh nghiệp có thể bị khách nước ngoài ép giá đối với hàng tồn kho. Hàng loạt cơ sở lớn của các chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng tại Việt Nam phải đóng cửa do dịch Covid-19.
Giá cà phê Việt Nam được dự báo có thể tiếp tục tăng nhờ các tín hiệu tốt về nhu cầu trên thế giới khi EU và Mỹ đang phục hồi kinh tế trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro liên quan đến hoạt động logistics có thể tác động xấu lên giá cà phê trong nước.
Thông tin về thị trường Nhật Bản - một trong những thị trường cà phê lớn nhất thế giới. Do việc trồng cà phê bị giới hạn ở một số ít nông trại địa phương, nên Nhật Bản phụ thuộc vào các sản phẩm cà phê nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo đó, quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu cà phê lớn, chủ yếu là tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như Brazil và Việt Nam.
Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 244,52 nghìn tấn, trị giá 743,93 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.