Giá cà phê hôm nay 22/3/2023
Giá cà phê thế giới tăng mạnh, tiếp tục duy trì đà tăng từ phiên đầu tuần. Các thị trường cà phê còn chờ đợi những biến động trong ngày hôm nay - ngày “siêu thứ Tư” khi mọi dự đoán đều nghiêng về việc Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) và Copom (Brazil) sẽ nhẹ tay khi quyết định lãi suất cho thời gian tới. USDX giảm xuống mức thấp trong vòng 1 tháng qua do lo ngại khủng hoảng tài chính ở Âu – Mỹ kéo dài sẽ làm suy thoái kinh tế thế giới và hạn chế nhu cầu với các hàng hóa nói chung.
Trong khi đó, thời tiết bất lợi do mưa lũ trên các vùng trồng cà phê chính ở miền Nam Brazil đã kết thúc, nông dân trở lại ra đồng chăm bón vụ cà phê mới, hứa hẹn sẽ được mùa theo chu kỳ “hai năm một” cũng gần đến ngày thu hoạch ở các vùng robusta chín sớm và tiếp sau vài tháng là vụ thu hoạch cà phê arabica vào giữa năm.
Trong khi đó, tồn kho ICE – London tăng lên ở mức cao 4 tuần cũng góp phần khiến đầu cơ đẩy mạnh thanh lý vị thế ròng đã bán quá mức trước đó do lo ngại rủi ro tăng cao. Tính tới ngày 17/3, tồn kho robusta đạt chuẩn sàn ICE tiếp tục ghi nhận tăng 2,97% lên mức 75.960 tấn và đang ở mức cao trong 3 tháng. Thông tin tồn kho cao này đã phần nào kìm hãm đà tăng giá phục hồi cà phê robusta. Các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu động lượng giảm vẫn còn với mức hỗ trợ gần là vùng 2030 – 2050 và xa hơn là vùng 2000 – 2015.
Theo Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) Mỹ cho biết, mức tồn kho tính đến cuối tháng 2 đã tăng thêm 5,9% so với tháng trước, lên ở mức 6,105 triệu bao đã góp phần kìm hãm nhịp tăng giá phục hồi của cà phê arabica. Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số đang cho tín hiệu động lượng giảm vẫn còn. Dự kiến trong ngắn hạn giá arabica có thể tiếp tục giằng co trong biên độ 175 – 185.
Tuy nhiên, khối lượng thương mại trên cả hai sàn cho thấy nhà đầu tư vẫn còn tỏ ra thận trọng trông chờ tin tức các phiên họp chính sách tiền tệ trong hai ngày 21-22/3.
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/3 tăng 600 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: ohman.vn) |
Ghi nhận của TG&VN lúc 23h15 ngày 21/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục tăng mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 tăng 36 USD (1,72), giao dịch tại 2.123 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 tăng 34 USD (1,64%), giao dịch tại 2.106 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York cũng tăng. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 tăng 1,2 Cent/lb (0,67%), giao dịch tại 179,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 tăng 1,2 Cent/lb (0,68%), giao dịch tại 178,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kg tại các địa điểm thu mua tại Tây Nguyên, tiếp tục giao dịch dưới ngưỡng 47.000 đồng/kg, giá dao động trong khoảng 46.400 - 46.800 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/3 tăng 600 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Thị trường hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách sẽ có vào ngày hôm nay, hầu hết các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25%. Giá cà phê 2 sàn tăng giá phục hồi, cà phê robusta tăng giá nhờ hưởng lợi từ đồng USD suy yếu.
Theo khảo sát của Reuters hồi đầu tháng 2, nguồn cung cà phê thế giới trong niên vụ 2022 - 2023 có thể thiếu hụt khoảng 4,15 triệu bao. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu 3 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại đã giảm 2,8% xuống 30,27 triệu bao so với 31,14 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2021 - 2022.
ICO giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2022 - 2023 ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước.
Trong khi tiêu thụ cà phê thế giới được dự báo sẽ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023, so với 164,9 triệu bao của vụ 2020 - 2021. Như vậy, tiêu thụ dự kiến sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao.
Với Colombia, sản lượng lượng cà phê trong tháng đầu năm 2023 đã không ghi nhận tăng trưởng sau 4 tháng sụt giảm liên tiếp. Điều này khiến tổng sản lượng cà phê trong 12 tháng tính đến tháng 1/2023 của nước này giảm 10% xuống 11 triệu bao.
Còn tại Peru, tác động tiêu cực của thời tiết đối với sản xuất và xuất khẩu đã được đề cập trong các báo cáo gần đây. Mặt khác, tình hình chính trị bất ổn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của nước này.
Tập đoàn Xuất khẩu Cecafe Brazil công bố, xuất khẩu cà phê nhân của nhà cung cấp lớn nhất thế giới, giảm 35,8% trong tháng 2 do lượng dự trữ trong nước xuống thấp sau hai vụ mùa kém và nông dân không muốn để bán những gì còn lại với mức giá hiện tại. Cecafe cho biết các lô hàng tháng trước chỉ đạt 2,11 triệu bao, thấp nhất trong tháng 2 kể từ ít nhất là năm 2018, theo Nasdaq.