Giá cà phê hôm nay 22/5/2023
Giá cà phê thế giới tuần qua tăng mạnh mẽ trên cả hai sàn London và New York. Tính đến thứ Sáu, ngày 19/5, tồn kho cà phê robusta do ICE – London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng thêm 1.900 tấn, tức tăng 2,35 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 82.810 tấn (tương đương 1.380.167 bao, bao 60 kg).
Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta đã trải qua 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, các mức giảm rất mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng tất cả 156 USD, tức tăng 6,41 %, lên 2.588 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên tăng và 4 phiên giảm đan xen, các mức tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng tất cả 9,15 Cent, tức tăng 5,00 %, lên 192,00 Cent/lb. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê trong nước trong 6 ngày qua, tăng trong khoảng 3.900 - 4.000 đồng/kg so với đầu tuần. Giao dịch dao động trong khoảng 58.800 - 59.300 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/3 đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: doanhnhan.biz) |
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua trên sàn quốc tế (19/5), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 7/2023 tăng 48 USD, giao dịch tại 2.588 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 9 tăng 32 USD, giao dịch tại 2.530 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York cũng tăng mạnh. Kỳ hạn giao tháng 7/2023 tăng 5,35 Cent, giao dịch tại 186,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2023 tăng 5,05 Cent, còn 184,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/3 đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Đồng USD đã tăng giá liên tiếp nhờ dữ liệu vĩ mô ổn định của Mỹ, điều này đã buộc thị trường phải định giá lại kỳ vọng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Chỉ số USDX đã tăng thêm 1,5% giá trị khiến hầu hết giá cả hàng hóa nói chung càng trở nên đắt đỏ.
Cùng với sự suy giảm xuất khẩu từ nguồn cung Việt Nam, trong tháng 3, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ cũng giảm 17,3% xuống chỉ còn 4,1 triệu bao. Chủ yếu do tổng xuất khẩu của ba nguồn cung cấp chính trong khu vực là Brazil, Colombia và Peru đã giảm 17,9%.
Trong đó, xuất khẩu cà phê của Brazil và Colombia chứng kiến sự sụt giảm 14,3% và 19,2%, đạt lần lượt là 3,1 triệu bao và 0,9 triệu bao, tương ứng tháng tăng trưởng âm thứ tư của Brazil và thứ chín liên tiếp của Colombia.
Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé) cho rằng vụ thu hoạch trái vụ và sản lượng thấp hơn trong hai vụ mùa liên tiếp 2020 - 2021 và 2021 - 2022 là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu của Brazil. Còn tại Colombia, nguồn cung tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi, với sản xuất sụt giảm 10% trong tháng 3.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Peru trong tháng 3 vừa qua tiếp tục suy giảm mạnh 76,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thời tiết bất lợi và tình hình chính trị bất ổn tại các khu vực sản xuất chính đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xuất khẩu của nước này.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm xuất khẩu còn được lý giải là do mức nền cao của cùng kỳ năm ngoái, khi đó đã có 4,6 triệu bao cà phê các loại đã được Peru xuất khẩu, tương ứng khối lượng xuất khẩu lớn thứ hai trong lịch sử của nước này, chỉ sau 4,7 triệu bao của niên vụ 2011 - 2012 và tăng 44,8% so với niên vụ 2020 - 2021.