Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (22/12). (Nguồn: Dailycoffeenews) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/12
Giá cà phê trên cả hai sàn London và New York lấy lại đà tăng, trong đó, nhu cầu hàng giao ngay vẫn còn căng thẳng, góp phần duy trì cấu trúc giá nghịch đảo trên cả hai thị trường kỳ hạn. Những lo ngại về biến thể Omicron ngày càng tăng, cho dù được đánh giá ít có khả năng gây ra bệnh nặng cho những người được tiêm mũi 3, nhưng có thể làm cho sự phát triển kinh tế thế giới còn phải chật vật nhiều hơn nữa, trong khi mùa Giáng Sinh và Tết Năm Mới 2022 đã cận kề.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/12, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 17 USD (0,7%), giao dịch tại 2.440 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 19 USD (0,82%), giao dịch tại 2.336 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục phiên tăng từ hôm qua. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 4,35 Cent (1,91%), giao dịch tại 232,6 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 4,25 Cent (1,86%), giao dịch tại 232,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (22/12).
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo Tổ chức cà phê Thế giới (ICO), tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 9,7 triệu bao, giảm 4,4% so với 10,1 triệu bao của cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu cà phê arabica giảm 8,8%, xuống còn 6,2 triệu baom, nhưng bù lại xuất khẩu cà phê robusta tăng 4,4%, lên 3,51 triệu bao.
Mức giảm mạnh nhất được ghi nhận đối với cà phê arabica Brazil, giảm từ 4,1 triệu bao của tháng 10/2020 xuống chỉ còn 3,6 triệu bao trong tháng 10. Tiếp theo là cà phê arabica Colombia, giảm 11,3% xuống còn 1,1 triệu bao.
Trước áp lực bán mạnh từ Brazil, nhất là robusta do giá phái sinh tăng, nhà vườn và giới xuất khẩu cà phê Việt Nam khó lường định giá trong nước theo diễn biến tăng của sàn thương phẩm.
Khi sàn London tăng 40 USD/tấn thì chưa chắc giá nguyên liệu trong nước được cộng thêm. Nhưng khi gặp giá đóng cửa ngày hôm trước giảm, giao dịch hàng thực sáng hôm sau tại thị trường nội địa có thể giảm gấp đôi với nhiều lý do được đưa ra như: cước tàu biển cao và thuê tàu khó, bán không mấy người mua, hàng chất trong kho nhà xuất khẩu không bán kịp...
Cần nhìn thấy trước rằng, một lúc nào đó như vào những ngày cuối năm 2021 và trước Tết nguyên đán, áp lực bán mạnh từ Việt Nam sẽ gây áp lực lên giá trong nước chứ không nhất thiết phải nhìn vào giá các sàn phái sinh. Không thể so sánh với giá tại Brazil vì hàng robusta vụ 2021 họ đã bán gần hết (82%). Dẫu Brazil có giữ lại gần 4 triệu bao robusta để tiêu thụ nội địa do một lý do nào đó giá phái sinh giảm, thì lượng 30 triệu bao niên vụ mới từ Việt Nam sẽ áp đảo giá theo chiều bất lợi.