Giá cà phê hôm nay 3/2: Tiếp tục tăng mạnh. (Nguồn: Newtimes) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay
Sau phiên mở cửa tuần này với toàn màu đỏ, hôm nay hai sàn phán sinh bất ngờ đảo chiều, chuyển màu xanh. Ghi nhận của TG&VN lúc 0h20 ngày 23/3 (theo giờ Việt Nam), giá cà phê robusta kỳ hạn trên sàn ICE Futures Europe_London (Anh) giao tháng 5/2021 bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, 10 USD/tấn (0,72%) so với chốt phiên trước đó, tăng lên 1.390 USD/tấn; giá giao tháng 7/2021 cũng tăng mạnh 9 USD/tấn (0,64%) giao dịch ở 1.413 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York (Mỹ) cũng quay đầu tăng theo. Giá cà phê giao tháng 5 tăng nhẹ 0,75 Cent (0,58%), lên 129,75 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 7 cũng tăng tiếp 0,5 Cent (0,38%), lên 131,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Phân tích kỹ thuật: Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt chìm trong sắc đỏ, chủ yếu do ảnh hưởng từ mức giảm mạnh của giá dầu thô và việc USD phục hồi trở lại.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giảm mạnh 3,01%, xóa đi gần như toàn bộ mức tăng của tuần trước đó. Mới đây, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phát đi cảnh báo về việc sẽ cấm hãng dược phẩm AstraZeneca xuất khẩu vaccine Covid-19, nếu các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) không được nhận vaccine đầu tiên. Đây là diễn biến mới nhất trong tranh cãi đang ngày một xấu đi giữa hai bên, liên quan đến việc giao hàng bị chậm trễ, dẫn đến việc Pháp phải tái thiết lập phong tỏa Paris và các khu vực phía Bắc trong 1 tháng tới. Các biến chủng mới hiện đang chiếm khoảng 75% số ca nhiễm, gây ra rất nhiều lo ngại cho toàn bộ khu vực EU và khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê chưa thể phục hồi.
Ở hướng ngược lại, thời tiết trong 10 ngày tới được dự báo sẽ không thuận lợi tại các vùng gieo trồng cà phê chính của Brazil. Phần lớn diện tích bang Minas Gerais chỉ nhận được lượng mưa chưa đến 50% so với mức bình quân hàng năm trong 10 ngày tới, ảnh hưởng đến kể mùa vụ cà phê đang trong giai đoạn phát triển quan trọng.
Về mặt kỹ thuật, giá cà phê arabica đang được hỗ trợ mạnh bởi cả đường MA50 lẫn đường xu hướng tăng kéo dài từ đầu tháng 11 năm ngoái tới nay. Sẽ khá khó để giá cà phê arabica có thể tiếp tục giảm sâu ở thời điểm này, vì thế, các chuyên gia MXV dự đoán, giá cà phê arabica sẽ hướng lại về vùng 130 - 131 trong đầu tuần này, trong giai đoạn tiếp tục chờ các thông tin mới.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 cũng giảm 1,64%, chủ yếu do ảnh hưởng từ mức giảm của giá cà phê arabica và diễn biến dịch bệnh leo thang ở châu Âu. Trong phiên thứ Sáu tuần trước, đà giảm chỉ bị cản lại nhờ đường MA50 và đường Tenkan của chỉ báo Ichimoku.
Hoạt động bán hàng của nông dân Tây Nguyên đang bị ảnh hưởng bởi diễn biến tăng chóng mặt của giá hồ tiêu, khiến sức ép lên giá cà phê robusta tuần này có thể không lớn. Các chuyên gia MXV dự đoán giá có thể dao động trong vùng 1.380 - 1.400 trong đầu tuần.
Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê trong nước hôm nay 23/3, thu mua tại các địa phương trọng điểm.
|
Tham khảo giá cà phê tươi thu mua tại một số địa phương trọng điểm tại phiên liền trước (ngày 22/3), giá thị trường tăng giảm trái chiều 100-200 đồng/kg, dao động trong khoảng 31.500 - 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà và Bảo Lộc ở mức 31.600 đồng/kg, Di Linh thu mua ở 31.500 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk, huyện Cư M'gar và Ea H'leo giá cà phê thu mua ở mức 32.500 đồng/kg. Tại Buôn Hồ đang có giá 32.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông đang ở mức 32.300 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai là 32.400 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, huyện Gia Nghĩa cà phê tươi thu mua ở 32.400 đồng/kg và Đắk R'lấp là 32.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Hà, tỉnh Kon Tum ở mức 32.300 đồng/kg.
Châu Âu hiện là thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê Việt Nam lớn nhất, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu càphê sang EU đạt 1,2-1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).
Đặc biệt, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã được hỗ trợ bởi hiệp định EVFTA. Khi xuất khẩu sang châu Âu đã được xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%); các loại cà phê chế biến từ giảm 9 – 12% xuống còn 0%, tạo lợi thế cho cà phê Việt Nam.