📞

Giá cà phê hôm nay 23/7: Lao dốc mạnh, nhà đầu tư vẫn đứng ngoài; Giá cà phê nội địa đi ngược so với xu hướng thế giới

Gia An 05:55 | 23/07/2022
Xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 7 đạt 58.365 tấn (tương đương 972.570 bao), giảm 2,46% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu của năm 2022 lên đạt tổng cộng 1.077.103 tấn (khoảng 17,95 triệu bao), tăng 19,29% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Hải Quan Việt Nam.
Giá cà phê trong nước giảm 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày hôm qua 22/7. (Nguồn: YouTube)

Giá cà phê hôm nay 23/7

Giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn đồng loạt suy yếu do thiếu vắng nhà đầu tư trong một phiên giao dịch buồn tẻ với khối lượng thấp. Giới đầu tư vẫn đứng ngoài quan sát, khối lượng giao dịch thấp khiến cà phê cả 2 sàn đều có sự suy giảm dè dặt.

Đồng Real của Brazil giảm xuống mức thấp gần 6 tháng đã khuyến khích người Brazil đẩy mạnh bán cà phê ra.

Quyết định tăng lãi suất thêm 0,5% lần đầu tiên sau 11 năm của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được thị trường nhận định là không có nhiều ảnh hưởng. Nhưng việc chỉ số USDX điều chỉnh giảm trở lại đã hỗ trợ các tiền tệ mới nổi tăng thêm sức mạnh. Dòng vốn đầu cơ chạy về chứng khoán, ảnh hướng tới dòng vốn đầu cơ hàng hóa.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 22/7 trên cả hai sàn phái sinh London và New York giảm mạnh. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 25 USD (1,26%), giao dịch tại 1.962 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 24 USD (1,21%) giao dịch tại 1.960 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 9,15 Cent (4,24%), giao dịch tại 206,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 9,10 Cent/lb (4,30%), giao dịch tại 202,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước giảm 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày hôm qua 22/7.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.042

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

42.800

- 200

LÂM ĐỒNG

42.300

- 200

GIA LAI

42.700

- 200

ĐẮK NÔNG

42.700

- 200

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Đầu tháng 7, giá cà phê thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm nay, do lo ngại rủi ro tăng cao khi Ngân hàng Trung ương các nước đồng loạt nâng cao lãi suất cơ bản tiền tệ để ngăn chặn lạm phát.

Theo phân tích kỹ thuật, giá cà phê robusta vẫn đang giằng co tích lũy chưa bứt phá được vùng 1995-200. Thị trường cho thấy các tín hiệu trung tín, xu hướng giá chưa xác lập rõ nét, bởi vậy, cần theo dõi thêm thông tin lãi suất USD và sức mạnh của đồng USD và chờ các tín hiệu kỹ thuật rõ nét để có chiến lược mua bán phù hợp.

Trong khi đó, đà giảm giá cà phê arabica phần nào được kiềm hãm bởi dữ liệu tồn kho cà phê chuẩn sàn ICE liên tục lập đáy mới xuống còn 718.6 nghìn bao, mức thấp nhất trong 23 năm qua.

Theo phân tích kỹ thuật, giá arabica đang giằng co tích lũy trong biên độ 210 – 220, tìm cách kiểm chứng lại đường MA200 ở vùng giá 218-222, nếu vượt thành công là 1 tín hiệu sáng cho giá arabica. Các chỉ số kỹ thuật đều cho tín hiệu trung tính, xu hướng giá chưa rõ nét.

Tuy nhiên với việc thiếu vắng dòng tiền đầu cơ vì không có nhiều thông tin hỗ trợ tích cực, giá arabica vẫn trong xu hướng giảm trong ngắn hạn với vùng kháng cự gần là 210-212 và xa hơn là vùng 203-205.

Tuy nhiên, tính chung trong 7 tháng đầu năm, giá cà phê nội địa vẫn có diễn biến tích cực hơn so với thị trường thế giới khi tăng khoảng 7%. Hiện tượng giá cà phê nội địa đi ngược so với xu hướng thế giới thể hiện rõ hơn trong tháng 6. Trong khi giá cà phê thế giới giảm khoảng 2 - 3% thì giá cà phê nội địa tăng mạnh 900 - 1.000 đồng/kg. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh kèm theo đồng USD tăng giá giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hưởng lợi.

Theo các nhà phân tích thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia, giá cà phê nội địa thời gian qua không theo giá sàn phái sinh, giao dịch có khi trên 44 triệu đồng/tấn. Muốn bán giá cao hơn, người kinh doanh cần phải theo dõi tỷ giá USD với VND. VND càng rẻ so với USD, giá cà phê nội địa càng tăng. Hiện tượng tăng này cũng không phải vì do nhu cầu tiêu thụ mà do yếu tố tiền tệ..