Giá cà phê trong nước tăng tiếp 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày 23/6. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 24/6
Giá cà phê trong giai đoạn “kinh doanh thời tiết” đã thể hiện rõ tính thời tiết, khi giá lên xuống, đảo chiều quá nhanh đều xuất phát từ nhũng tiết lộ về tình hình thời tiết. Tin đồn thời tiết Brazil khô hạn có nguy cơ xuất hiện sương giá mùa Đông gây hại sẽ làm giá cà phê trồi sụt khó lường.
Trong khi đó, thị trường tiếp tục bị chi phối bởi nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ thấp. Sức ép gia tăng bán hàng vụ mới từ Brazil vẫn còn nguyên, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu khi đồng Real suy yếu trở lại. Bên cạnh đó, thị trường tài chính toàn cầu biến động sau việc điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn, khiến giới đầu cơ bán tháo hàng hóa.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 23/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London quay đầu giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 28 USD (1,34%), giao dịch tại 2.069 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 27 USD (1,28%) giao dịch tại 2.086 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica tiếp tục tăng mạnh, trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng quay đầu giảm mạnh 6,15 Cent (2,58%), giao dịch tại 232,45 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 7,4 Cent/lb (3,13%), giao dịch tại 229,00 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng tiếp 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày 23/6.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Chủ tịch Fed hôm qua tuyên bố sẽ mạnh tay áp dụng các biện pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát và việc tăng lãi suất cơ bản sẽ xảy ra tại các cuộc họp sắp tới. Điều này đã khiến USDX suy yếu trở lại bởi triển vọng thắt chặt chu kỳ tiền tệ ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác đã làm thị trường lo ngại rủi ro tăng cao.
Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), tính chung 7 tháng đầu tiên của niên vụ 2021 - 2022 (từ tháng 10 năm ngoái), xuất khẩu toàn cầu vẫn tăng nhẹ 0,6% so với cùng thời điểm của niên vụ trước, lên mức 78 triệu bao.
Sản lượng vụ mùa hiện tại của Colombia tương đối thấp do điều kiện thời tiết không thuận lợi, trong khi Brazil cũng thu hoạch vụ mùa nhỏ hơn trong thời kỳ “trái vụ” của cây cà phê arabica. Mặt khác, cả hai quốc gia này còn phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê. Trong khi đó, châu Á và châu Đại Dương đang là khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụt giảm sản lượng của Colombia và Brazil.
Về chủng loại cà phê xuất khẩu, lượng cà phê nhân xanh xuất khẩu trong tháng 4 đạt hơn 9,9 triệu bao, giảm từ mức 10,2 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế trong 7 tháng đầu niên vụ, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 69,7 triệu bao, giảm 0,9%. Xét theo khu vực, từ tháng 10/2021 đến tháng 4, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 12,7% xuống còn 33,8 triệu bao.
Đáng chú ý, các lô hàng từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn này chỉ đạt 23,6 triệu bao, giảm tới 18% so với cùng kỳ niên vụ trước. Sự sụt giảm này chủ yếu là do Brazil tiếp tục phải đối mặt tình trạng thiếu container mặc dù tình hình đã cải thiện trong những tuần gần đây.