Giá cà phê hôm nay 25/2/2023
Giá cà phê thế giới trên hai sàn kỳ hạn cùng điều chỉnh giảm, sau nhiều phiên tăng mạnh mẽ trước đó, do đã vào vùng mua quá mức. Giá cà phê robusta giao tháng 5/2023 trên Sàn London giảm 2%. Giá cà phê arabica giao tháng 5/2023 tại New York giảm 1,89%.
Góp phần khiến cả cà phê robusta và arabica sụt giảm còn do lực bán từ các nhà sản xuất hàng đầu đều giảm. Người bán tại Brazil nghỉ nhiều ngày trong kỳ lễ hội Carnival. Lượng xuất hàng của từ nguồn cung Việt Nam giảm. Các dự báo về thời tiết cũng không thuận lợi cho sản lượng của kỳ thu hoạch tới.
Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm 500 đồng/kg tại thị trường nội địa sau khi tăng mạnh vào hôm trước. Ghi nhận tại các địa phương thu mua trọng điểm trong nước đang thu mua cà phê trong khoảng 47.000 - 47.500 đồng/kg.
Ghi nhận tại phiên giao dịch cuối tuần (ngày 24/2), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London chốt phiên giảm nhẹ, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 giảm 13 USD (0,60%), giao dịch tại 2.148 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 15 USD (0,70%), giao dịch tại 2.135 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York cũng giảm. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 2,2 Cent/lb (1,16%), giao dịch tại 187,5 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 2,1 Cent/lb (1,12%), giao dịch tại 18600 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê trong nước hôm nay 25/2 giảm nhẹ 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: ohman.vn) |
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 25/2 giảm nhẹ 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Báo cáo tồn kho trên hai sàn cà phê kỳ hạn do ICE quản lý đã tăng trở lại, nhất là tồn kho robusta sàn London tăng liên tiếp trong mấy ngày vừa qua, cũng làm giảm áp lực nguồn cung rất đáng kể. Trong khi đó, USDX tiếp tục mạnh lên cũng là yếu tố gây bất lợi cho các thị trường hàng hóa nói chung.
Tính từ mức tồn kho robusta thấp nhất vào ngày 10/2 là 59.540 tấn (khoảng 992.333 bao) đến ngày 23/2 sàn London đã tăng thêm 6.110 tấn, tức tăng 10,26%, lên ở mức 65.650 tấn (khoảng 1.094.157 bao)
Theo dữ liệu được công bố bởi Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu sau khi tăng vào tháng 11 đã giảm trở lại trong tháng 12/2022, với mức giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2021 xuống 10,9 triệu bao.
Do đó, tính chung ba tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng 10 đến tháng 12) xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 2,8% so với cùng kỳ niên vụ 2021-2022, xuống còn 30,3 triệu bao.
Lũy kế trong 12 tháng kết thúc vào tháng 12/2022, xuất khẩu cà phê arabica thế giới đạt tổng cộng 79,7 triệu bao, giảm nhẹ so với 80,6 triệu bao của năm 2021; trong khi robusta ổn định ở mức 48,3 triệu bao.
Về chủng loại, cà phê nhân xanh chiếm hơn 90% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 12 với 9,8 triệu bao, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế ba tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 27,3 triệu bao, giảm 1,5% so với vụ trước.
Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica Colombia trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12/2022 giảm 12,7%, xuống còn 2,8 triệu bao. Nhóm cà phê arabica khác cũng giảm tới 17,8%, chỉ đạt 3,5 triệu bao. Xuất khẩu cà phê arabica Brazil sau khi tăng 15,2% trong tháng 11 đã giảm 10,3% vào tháng 12.
Tuy nhiên, trong ba tháng đầu niên vụ hiện tại, xuất khẩu arabica Brazil vẫn tăng 5,8% lên 10,3 triệu bao. Xuất khẩu cà phê robusta tăng nhẹ 1,1% trong tháng 12 và tăng 2% sau ba tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt 10,5 triệu bao.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu đạt 2,8 triệu bao trong ba tháng đầu niên vụ, giảm 13,6% so với 3,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước. Mặt hàng này chiếm khoảng 9% tỷ trọng xuất khẩu cà phê toàn cầu, giảm nhẹ so với mức 9,1% của cùng kỳ. Brazil và Ấn Độ hiện đang là hai nước xuất khẩu cà phê hoà tan lớn nhất thế giới.
Tương tự, xuất khẩu cà phê rang xay cũng giảm 5,7% trong ba tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt 208.975 bao.