Giá cà phê trong nước hôm nay (2/6) tăng nhẹ 100-200 đồng/kg, tại hầu hết các địa phương trọng điểm. (Nguồn: Newtimes) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 2/6
Cà phê là điểm sáng của phiên giao dịch cuối tuần qua khi giá trên hai sàn đều có những phiên tăng lịch sử. Hôm nay, giá cà phê đã trở lại những phiên giao dịch bình thường hơn, với xu hướng tăng giảm trái chiều của cà phê arabica và cà phê robusta.
Theo ghi nhận của TG&VN lúc 0h25 ngày 2/6 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London đã không còn tăng kỷ lục, mà điều chỉnh tăng nhẹ. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, tăng 8 USD (0,51%) lên 1.591 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 10 USD (0,65%), lên 1.615 USD/tấn. Khối lượng giao dịch vẫn tăng khá mạnh.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York vừa dứt đà tăng mạnh quay đầu giảm nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1 Cent (0,62%), còn 161,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 1 Cent (0,61%), xuống 163,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
| Giá vàng hôm nay 2/6: Đà tăng được đảm bảo, vàng SJC vọt trên 57,5 triệu, giới đầu tư ráo riết mua vào? Giá vàng thế giới đảo chiều nhẹ trước áp lực chốt lời, nhưng đã nhanh chóng lấy lại đà tăng vào cuối phiên, vững chắc ... |
Phân tích thị trường:
Giá cà phê trong nước hôm nay (2/6) tăng nhẹ 100-200 đồng/kg, tại hầu hết các địa phương trọng điểm.
|
Giá cà phê arabica đã tăng 4,51% lên 162,35 Cent/lb, mức cao nhất kế từ 2017, còn giá cà phê robusta cũng được hưởng lợi từ hiệu ứng và tăng 4,35% lên 1.538 USD/ tấn, cao nhất kế từ năm 2019.
Giá cà phê được hỗ trợ bởi các tin tức tiêu cực liên quan tới nguồn cung. Cuộc biểu tình ở Colombia, từ cuối tháng 4 vừa qua, vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi lại có thêm 2 người thiệt mạng và Tổng thống Colombia lvan Duque, đã phải triển khai quân đội để hỗ trợ lực lượng an ninh địa phương. Trước tình hình chính trị căng thẳng trong nước và việc phong toả các tuyến đường, hoạt động xuất khẩu cà phê ở Colombia vẫn ở trong trạng thái đình trệ và khó có khả năng phục hồi trong ngắn hạn.
Thêm vào đó, hạn hán kéo dài ở Brazil hiện nay, tuy không ảnh hưởng tới tiến độ thu hoạch niên vụ năm nay nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản lượng niên vụ năm 2022, cũng là yếu tố gây tăng giá cà phê.
Theo các chuyên gia phân tích của MXV, các yếu tố cơ bản vẫn hỗ trợ giá cà phê tăng, còn trên quan điểm kỹ thuật, giá cả hai loại cả phê đều nằm trên EMA 20, thế hiện cho xu thế tăng. Chỉ báo RSI cho thấy, giá cà phê arabica đang nằm ở trong vùng quá mua và xuất hiện phân kỳ âm. Tâm lý tích cực của các nhà đầu tư quay trở lại thị trường trong sau kỳ nghỉ lễ có thể giúp tăng giá và test mốc 165 USD, nhưng khả năng sẽ chưa vượt lên hắn được khỏi mốc này.
Đối với cà phê robusta, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh và khó kiểm soát ở Việt Nam trong thời gian gần đây cũng có thể gây gián đoạn tới những hoạt động xuất khẩu cà phê.
Giá cà phê robusia vì thế có thể test mức kháng cự tâm lý 1.600. Tuy nhiên, giá cũng có thể gặp khó do việc chốt lời của giới đầu cơ.