Giá cà phê trong nước đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/2. (Nguồn: Goodfon) |
Giá cà phê hôm nay 26/2
Cả hai sàn cà phê phái sinh đều khép lại tuần giao dịch bằng phiên điều chỉnh nhẹ trái chiều. Giá cà phê robusta nối tiếp xu hướng giảm với áp lực bán hàng vụ mới từ các quốc gia sản xuất lớn, giá cà phê arabica điều chỉnh tăng là điều thường diễn ra ngay sau phiên đã giảm rất mạnh trước đó.
Trong khi đó, thông tin về các đòn trừng phạt từ Mỹ đã giúp hầu hết các thị trường nói chung, từ chứng khoán Mỹ, USDX, cho tới các hàng hóa phái sinh đảo chiều hồi phục sau cơn hốt hoảng của các giới đầu cơ ngày hôm trước.
Đóng cửa phiên giao dich tuần này (ngày 25/2), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 điều chỉnh nhẹ, giảm 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.178 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6 USD (0,28%), giao dịch tại 2.157 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 quay đầu tăng nhẹ 0,75 Cent (0,32%), giao dịch tại 238,65 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 0,30 Cent (0,13%), giao dịch tại 237,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 26/2.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Nguồn cung cà phê robusta được bổ sung khi Việt Nam vào vụ thu hoạch khiến giá cà phê sẽ giảm trong ngắn hạn. Ngoài ra, giá cà phê trong nước sẽ còn chịu áp lực từ rủi ro giá cà phê thế giới giảm khi nguồn cung dồi dào từ phía Brazil. Theo công ty tư vấn Safras & Mercado, người trồng cà phê Brazil đã bán 82% sản lượng của niên vụ 2021/22 (từ tháng 7/2021 đến ngày 10/1/2022).
Cần lưu ý là áp lực bán hàng vụ mới kết hợp với lo ngại rủi ro khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng mức lãi suất cơ bản USD vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu trên các thị trường cà phê phái sinh trong ngắn và trung hạn.
Tháng 1, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.269 USD/tấn, tăng 1,4% so với tháng 12/2021 và tăng 30% so với tháng 1/2021.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 đạt 163,3 nghìn tấn, trị giá 370,57 triệu USD, giảm 3,6% về lượng và giảm 2,2% về trị giá so với tháng 12/2021, nhưng tăng 1,4% về lượng và tăng 32,1% về trị giá so với tháng 1/2021.
Tháng 1, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.269 USD/tấn, tăng 1,4% so với tháng 12/2021 và tăng 30% so với tháng 1/2021.
Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chính tăng so với tháng 12/2021, gồm: Italy (tăng 7,8%); Nhật Bản (tăng 9,2%); Mỹ (tăng 10,4%)....
Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu tiếp tục tăng. Nhiều khả năng Fed sẽ nâng lãi suất cơ bản trong phiên họp tới, tác động tích cực lên giá hàng hóa. Bên cạnh đó, thị trường đặt kỳ vọng lớn vào châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu.
Về dài hạn, dự báo, giá cà phê robusta sẽ về dưới mức 2.000 USD/tấn trong quý II/2022, khi Brazil vào thu hoạch cà phê robusta vụ mới và đẩy mạnh bán ra.
| Kinh tế Việt Nam: Cơ hội ‘trăm năm có một’! Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng, với kỳ vọng sự phục hồi, phát triển trong năm 2022 và 2023 sẽ ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Tại sao 'đòn kinh tế' không ngăn được quyết đoán của Tổng thống Putin? Nhà kinh tế học tên tuổi của Harvard - Jason Furman và cũng từng là Cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, ... |