Giá cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 27/11). (Nguồn: Broadcastcoffee) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 28/11
Tuần này giá cà phê robusta giữ được màu xanh của phiên trước đó khi vẫn còn mối lo nguồn cung và cấu trúc giá đảo hỗ trợ. Trong khi sàn New York đảo chiều giảm sau ngày nghỉ lễ theo xu hướng chung của hầu hết các sàn hàng hóa, tuy vẫn còn giữ cấu trúc giá đảo nhưng kỹ thuật đã vào vùng quá mua cần điều chỉnh, nên nhà đầu cơ thanh lý mạnh trong phiên kết thúc tuần.
Ghi nhận của TG&VN tại giờ đóng cửa phiên giao dịch tuần này (ngày 26/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 16 USD (0,7%), giao dịch tại 2.308 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 9 USD (0,4%), giao dịch tại 2.237 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tiếp tục thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp đà tăng tốt. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 2,45 Cent (1%), giao dịch tại 242,95 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 2,65 Cent (1,08), giao dịch tại 242,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 3 tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 27/11).
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Trong ngắn hạn, nguồn cung robusta được dự báo vẫn còn bị thắt chặt ít nhất là tới hết quý I/2022, khi mà cấu trúc giá đảo trên sàn London vẫn được duy trì.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng tới. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng, trong khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021 - 2022. Ngoài ra, các biện pháp giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, tạo thuận lợi cho việc thu hoạch và vận chuyển mặt hàng.
Tuy nhiên, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho rằng, giá cà phê quay về thời hoàng kim 46.000 - 47.000 hay không còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19, tốc độ phục hồi kinh tế thế giới và thời tiết của các nước trồng cà phê lớn trên thế giới.
Trong khi đó, dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng thế giới và trong nước bị đảo lộn, giá phân bón tăng từ 30 - 50%, thuốc bảo vệ thực vật tăng khoảng 10 - 20%, giá công lao động tăng bình quân khoảng 25% so với năm 2020, tạo áp lực lớn cho nông dân.
Với nông dân trồng cà phê Việt Nam, "bão giá" đổ bộ, nông dân chỉ thu được 42,4 triệu đồng/ha sau khi hạch toán chi phí. Đặc biệt với những hộ nông dân có diện tích trồng nhỏ, năng suất chưa cao thì khoản thu nhập này không đảm bảo chi phí trong một năm cho cả hộ gia đình. Thực tế, những chi phí sản xuất nông dân đều phải trả cao hơn như vậy.
Theo các nhà chuyên môn, với vùng nguyên liệu quy mô lớn, chi phí sản xuất cà phê đang dao động 32-35 triệu/tấn. Với giá 40.000 đồng/kg, nông dân đang chỉ thu được 5 – 8 triệu đồng/tấn cà phê trong khi một năm chỉ có một vụ. Mức lợi nhuận này quá thấp, nông dân đang làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Ở tình huống xấu, nếu các nhà vườn không kịp thu hoạch mà gặp áp thấp, bão thì nông dân có thể lỗ. Hơn nữa, trong bối cảnh khan hiếm lao động, mức giá thu hoạch cà phê khoảng 1.200 – 1.300 đồng/kg có thể chấp nhận được, nhưng nếu giá nhân công tiếp tục tăng thì chủ vườn sẽ không còn lãi.
| Ứng dụng quản trị rủi ro doanh nghiệp để giải bài toán khủng hoảng hậu Covid-19 Quản trị rủi ro không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng trước những làn sóng khủng hoảng chưa từng có hậu đại dịch Covid-19 ... |
| Mỹ-Trung Quốc: 'Ấm' căng thẳng cũ, 'nóng’ mặt trận mới Quan điểm riêng của hai người đứng đầu đều đã rõ, nhưng không đồng nghĩa với việc mâu thuẫn chung giữa Mỹ-Trung Quốc trên nhiều ... |