Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 27/6). (Nguồn: Newtimes) |
Giá cà phê hôm nay 28/6
Giá cà phê giao dịch trên cả sàn London và New York đều giảm nhẹ khi cả hai thị trường kỳ hạn đều đã chính thức bước vào ngày thông báo đầu tiên (FND). Tuy nhiên, áp lực từ nguồn cung không hề giảm bớt.
Thông tin mới nhất là báo cáo định kỳ hai năm một lần về ngành cà phê toàn cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã dự báo toàn cầu sẽ sản xuất khoảng174,95 triệu bao, tăng 4,7% so với niên vụ 2021/2022 trước đó do vụ mùa arabica của Brazil vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”, trong khi tồn kho gối vụ tại các nước sản xuất sẽ tăng 6,3% lên ở 34,70 triệu bao. Điều này đã khiến giá cà phê kỳ hạn tụt dốc ngay sau ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 7 trên cả hai sàn.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 27/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 4 USD (0,20%), giao dịch tại 2.040 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 6 USD (0,29%) giao dịch tại 2.031 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 cũng giảm mạnh 1,15 Cent (0,52%), giao dịch tại 222,1 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 1,20 Cent/lb (0,54%), giao dịch tại 220,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 28/6 giảm nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Ảnh hưởng nổi bật đến thị trường hàng hóa trong tuần qua là hàng loạt sự điều chỉnh lãi suất cơ bản tiền tệ của các NHTW lớn trên thế giới. Điều này đã khiến giá trị USD tiếp tục mạnh thêm trong rổ tiền tệ và làm giá cả hàng hóa nói chung được trao đổi bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn.
Khả năng cao là Fed – Mỹ sẽ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản mạnh tay trong phiên họp chính sách tháng 7 để ngăn chặn lạm phát vượt mức sẽ khiến lo ngại rủi ro tăng cao, trong khi khủng hoảng Đông Âu chưa có dấu hiệu giảm bớt và suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn. Việc lãi suất tại các thị trường tiêu thụ tăng cao có khả năng khiến các nhà nhập khẩu phải cân nhắc, cân đối tình hình tài chính và chi phí ngân hàng.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, một yếu tố đóng vai trò không hề nhỏ, thậm chí là biến số khó đoán nhất trên thị trường hàng hóa lúc này là chi phí vận tải. Các công ty vận tải biển đang tận dụng triệt để cơ hội chi phí vận tải ngày càng tăng.
Như vậy, kể cả khi các vùng trồng cà phê Brazil không xảy ra sương giá hay hạn hán, thị trường cà phê vẫn đang tiếp tục gặp phải hàng loạt khó khăn, bao gồm: Giá đầu vào sản xuất tăng, giá bán lẻ tiêu thụ tăng do lạm phát, cước tàu biển cao, một năm tới đây sản lượng cà phê thế giới được mùa giữa lúc các đồng nội tệ tại các nước sản xuất có nguy cơ mất giá.
Hải Quan Việt Nam thông báo xuất khẩu cà phê trong tháng 5 đã đạt 142.329 tấn (tương đương 2,37 triệu bao, bao 60 kg), giảm 9,6% so với tháng trước, đưa xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022 lên đạt tổng cộng 881.565 tấn (khoảng 14,69 triệu bao), tăng 23,18% so với cùng kỳ năm trước. USDA điều chỉnh ước báo sản lượng của Việt Nam trong niên vụ cà phê sắp tới 2022/2023 từ 31,1 triệu tấn lên 31,58 triệu tấn, trong đó cà phê robusta chiếm 94% tổng sản lượng.