Đến hết năm 2024, Việt Nam đã thu hút 502,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Một góc khu công nghiệp Deep C, Hải Phòng. (Ảnh: Linh Chi) |
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới, điều chỉnh, góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp đạt gần 38,23 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2023.
Trong đó, nổi bật là vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.
Lũy kế đến ngày 31/12/2024, cả nước có 42.002 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 502,8 tỷ USD; trong đó, vốn thực hiện đạt gần 322,5 tỷ USD, tương đương 64,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tin liên quan |
Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường |
Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài nhận định: "Năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Dù tổng vốn đăng ký giảm nhẹ 3%, sự gia tăng đáng kể ở vốn điều chỉnh (50,4%) và số lượng dự án mới (1,8%) cho thấy niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài.
Những dự án lớn trong lĩnh vực bán dẫn, năng lượng và công nghệ cao đã được triển khai, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế".
Đặc biệt, các đối tác truyền thống như: Singapore và Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư.
Trong khi đó, các địa phương với hạ tầng tốt và chính sách ưu đãi như Bắc Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu trong thu hút vốn. Khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước với khoảng 20,49 tỷ USD và tiếp tục là bệ đỡ quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam.
Về đối tác đầu tư, năm 2024 có 114 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 10,21 tỷ USD, chiếm 26,7% tổng vốn, tăng 31,4% so với năm 2023. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 7,06 tỷ USD, chiếm 18,5%, tăng 37,5%.
Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản. Địa bàn đầu tư cho thấy Bắc Ninh dẫn đầu với gần 5,12 tỷ USD, gấp hơn 2,8 lần so với năm 2023. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh lần lượt đứng thứ hai và ba với hơn 4,94 tỷ USD và 3,04 tỷ USD.
Đến hết năm 2024, Việt Nam đã thu hút 502,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, lũy kế vào 42.002 dự án còn hiệu lực; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 308,76 tỷ USD, tiếp theo là bất động sản với gần 73,18 tỷ USD và sản xuất, phân phối điện với 41,93 tỷ USD.
| Truyền thông quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế và thương mại điện tử Việt Nam 2025 Sự trỗi dậy của thương mại xã hội, thanh toán kỹ thuật số và thương mại xuyên biên giới đã định vị Việt Nam là ... |
| Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc LTS: Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, ... |
| 'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá Sự quyết tâm của Việt Nam được thể hiện ở việc Thủ tướng Chính phủ phát đi thông điệp mạnh mẽ tại Công điện 137/CĐ-TTg ... |
| Để nền kinh tế Việt Nam năm 2025 'vượt cơn gió ngược' Các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đều cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong ... |
| Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đem lại ... |