Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Nguyễn Thị Hương (giữa) chủ trì Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý IV và năm 2024. (Ảnh: Hải Phương) |
Mở đầu họp báo, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố rủi ro, bất định. Mặc dù vậy, dưới sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý.
Kinh tế Việt Nam khởi sắc trong năm 2024
Về tình hình kinh tế, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế tích cực, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam quý IV/2024 ước tính tăng 7,55%, duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).
Tính tổng thể cả năm 2024, GDP của Việt Nam ước tính tăng 7,09% so với năm 2023. Mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019, 2022 trong giai đoạn 2011-2024. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,24%; khu vực dịch vụ tăng 7,38%.
Tin liên quan |
Để nền kinh tế Việt Nam năm 2025 'vượt cơn gió ngược' |
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2024, số liệu cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,86%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,64% và khu vực dịch vụ chiếm 42,36%. Về sử dụng GDP năm 2024, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,57% so với năm 2023; tích lũy tài sản tăng 7,20%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,45%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,10%.
Tính theo giá hiện hành, quy mô GDP năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động (tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023).
Năm 2024, nhờ chính sách tiền tệ điều hành linh hoạt, chủ động, các chính sách hỗ trợ thuế phí, lệ phí và lợi ích từ việc lạm phát trên thế giới giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Cụ thể, CPI bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước, CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản tháng 12/2024 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,85% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,63%).
Năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,09%, quy mô ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng. (Nguồn: baodautu) |
Quyết tâm đạt mục tiêu kinh tế-xã hội năm 2025
Các kết quả tích cực trong năm 2024 tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam bước sang năm mới, với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Để làm được điều này, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương khẳng định, Việt Nam cần chung sức, đồng lòng, thực hiện tập trung các nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất, kiểm soát hiệu quả thị trường, bảo đảm cân đối trong nền kinh tế thông qua việc theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, đặc biệt là chính sách tài khóa, tiền tệ của các nước lớn để chủ động ứng phó với các biến động phát sinh.
Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư công và thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, phát huy nguồn lực từ các tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân và nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là các dự án công nghệ cao và các tập đoàn quốc tế chiến lược đầu tư vào Việt Nam.
Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng nội địa qua các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam; hiện đại hóa hệ thống phân phối ở nông thôn, miền núi nhằm mở rộng tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống, du lịch và dịch vụ địa phương.
Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất hợp lý; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ pháp lý trong thương mại và đầu tư quốc tế.
Thứ năm, phát triển kinh tế bền vững: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số và tiết kiệm tài nguyên; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thứ sáu, chủ động ứng phó, tăng cường công tác với thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng mưa lũ, sạt lở, hạn hán, và xâm nhập mặn và chủ động các phương án giảm thiểu thiệt hại về sản xuất và đời sống cho nhân dân.
| Thị trường lao động kiên cường, thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng vượt kỳ vọng Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý II/2024, giữa lúc lạm phát lắng xuống. Thị trường hiện vẫn giữ nguyên ... |
| Việt Nam và Philippines sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á Đông Nam Á có thể sẽ vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP và FDI của Trung Quốc trong thập niên tới |
| Vượt bão Yagi lịch sử, kinh tế Việt Nam sẽ đón tin vui vào cuối năm? GDP quý III tăng trưởng 7,4% và dự kiến đạt 7,6-8% trong quý IV/2024. Vượt lên khó khăn từ sau cơn bão Yagi lịch sử, ... |
| Kinh tế Việt Nam: Nhắm đích tăng trưởng mới trên 7% Nỗi lo về nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cơn bão số ba lịch sử được tạm gác lại khi Tổng cục Thống kê ... |
| Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024 Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số ... |