Giá cà phê trong nước hôm nay 29/10 giảm 600 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 29/10
Giá cà phê trên cả hai sàn dù đã xuất hiện những phiên tăng điểm, nhưng đều không bền, các thị trường đều không giữ được hướng tăng vào gần cuối phiên, quay đầu giảm.
Lo ngại rủi ro tăng cao trở lại với chỉ số USDX tăng, lợi suất dài hạn trái phiếu kho bạc Mỹ vượt mức 4%, đã thúc đẩy các Quỹ và giới đầu cơ vội vàng rút vốn ra khỏi các thị trường hàng hóa. Lãi suất tăng cao, sức tiêu thụ sụt giảm, nguồn cung dồi dào khi nhiều nước sản xuất cà phê chính bước vào kỳ thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ cà phê 2022/2023 khiến nhiều Quỹ và đầu cơ thấy không ổn khi nắm giữ vị thế mua ròng, nên ồ ạt bán ra.
Trong khi, Trung Quốc - nhà tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới vẫn kiên định với chính sách chống dịch Covid-19 chặt chẽ, làm thị trường hàng hóa khá tiêu cực.
NHTW châu Âu (ECB) cũng đã quyết định nâng lãi suất lên thêm 0,75% và cắt giảm hỗ trợ cho các Ngân hàng Quốc gia trong khu vực Eurrozone đã khiến đồng Euro giảm nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/10, giữa nhiều phiên giá xuống xuất hiện một nhịp điều chỉnh. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2023 tăng nhẹ 3 USD (0,16%), giao dịch tại 1.878 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giá không đổi so với phiên trước, giao dịch tại 1.864 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng tốt ở kỳ hạn giao hàng tháng 1/2023.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm nhẹ 1,6 Cent (0,89%), giao dịch tại 178,15 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 1,1 Cent/lb (0,62%), giao dịch tại 176,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 29/10 giảm 600 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Sau công bố, GDP quý III của Mỹ tăng 2,6% so với tháng trước, cao hơn nhiều so với thị trường kỳ vọng và báo hiệu lạm phát giảm, hàng hóa đồng loạt tăng, làm dấy lên lo ngại Fed sẽ tự tin mạnh tay trong việc điều hành tiền tệ tại phiên họp chính sách vào tuần sau.
Cục Xuất Nhập khẩu mới đây dự báo, đà giảm giá cà phê sẽ chậm lại. Tính đến ngày 26/9, tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn New York giảm 460.387 bao, mức thấp nhất trong 23 năm qua. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi có thể ảnh hưởng đến vùng trồng cà phê của Việt Nam.
Về dài hạn, thị trường được dự báo rằng sẽ chịu áp lực bởi nỗi lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm.
Ngoài ra, ngân hàng trung ương các nước đồng loạt tăng lãi suất khiến chi phí tài chính của các công ty nhập khẩu tăng lên khiến nhu cầu mua hàng cũng giảm.
Trong khi đó, sản lượng của niên vụ 2022 - 2023 được dự báo tăng trở lại. Người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán ra, hàng vụ mới trong kho dồi dào trong khi kho lưu trữ hạn chế.
Số liệu từ Công ty Cung ứng và Dự báo nông sản Conab Brazil dự báo, sản lượng cà phê arabica niên vụ 2022 - 2023 đạt 32,41 triệu bao, tăng 3,1% so với niên vụ 2021 - 2022.
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng cung - cầu cà phê thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022 - 2023 sẽ phục hồi và tăng 7,8 triệu bao (4,7%) so với niên vụ trước lên mức 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.
Tiêu thụ cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 167 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Brazil. Xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 1 triệu bao, lên 141,5 triệu bao nhờ xuất khẩu của Brazil và Indonesia cao hơn.