Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 28/12. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 29/12
Trong khi giá cà phê arabica vẫn tiếp tục giảm sau kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh, thì giá robusta trên sàn London quay lại điều chỉnh giảm ngay đầu phiên mở cửa trở lại. Hiện các quỹ đầu cơ trên sàn vẫn đang ở vị thế dư mua.
Bức tranh cung - cầu cà phê hiện vẫn tăng giảm tùy theo tâm lý thị trường. Tuần qua, giá cà phê robusta tăng trong khi arabica giảm, cho thấy xu hướng tiêu thụ cà phê tại nhà ít nhiều đã thay đổi theo diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/12, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 2 USD (0,08%), giao dịch tại 2.460 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 10 USD (0,42%), giao dịch tại 2.343 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp, hiện tượng giá đảo tiếp tục duy trì.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 1,9 Cent (0,84%), giao dịch tại 225,15 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 1,85 Cent (0,81%), giao dịch tại 225,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 29/12, giảm 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Lượng cà phê dự trữ tại các kho của sàn ICE ngày 22/12 chỉ còn 99.190 tấn, giảm so với 109.040 tấn một tháng trước đó.
Theo Conab - cơ quan dự báo nông nghiệp của Brazil, sản lượng arabica – loại cà phê được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn cầu - của quốc gia này giảm gần 40% so với năm ngoái. Trong khi đó, mưa quá nhiều lại ảnh hưởng đến điều kiện sinh trưởng của cây cà phê ở Colombia, nhà cung cấp arabica lớn thứ hai thế giới.
Những thách thức trong chuỗi cung ứng, như tắc nghẽn cảng hoặc thiếu nhân công, cũng hạn chế hoạt động vận chuyển cà phê cho khắp thế giới, và chi phí năng lượng tăng cao ảnh hưởng đến giá phân bón cũng góp phần làm tăng giá cà phê. Trong khi đó, để trồng và thu hoạch bổ sung cây cà phê phải mất tới vài năm.
Lần này, các nhà kinh doanh đang kỳ vọng một lượng hàng lớn cà phê robusta của Việt Nam sẽ sớm ra thị trường trong một thời gian rất ngắn. Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết âm lịch. Từ nay đến đó, hàng ra mạnh gặp phải tình hình tàu bè khó khăn, chắc chắn đó là cơ hội để người mua giảm giá.
Hiện tại, nỗi lo về biến thể Omicron tiếp tục hiện hữu trong ngành cà phê khi mức độ ảnh hưởng của biến thể vẫn chưa được xác định rõ ràng. Ở kịch bản xấu, nếu biến chủng này diễn biến phức tạp khiến một số quốc gia lớn áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn sự lây lan thì tiêu thụ cà phê sẽ ảnh hưởng. Theo đó, các cửa hàng cà phê, nhà hàng đóng cửa khiến lượng tiêu thụ cà phê giảm sút. Tuy nhiên, ở kịch bản này, lượng tiêu thụ cà phê hòa tan ở nhà có thể được đẩy mạnh. Đây cũng được xem là cơ hội cho cà phê Việt Nam bởi hạt cà phê hòa tan thường dùng hạt robusta.
Ở kịch bản tốt hơn, sức ảnh hưởng của Omicron không quá lớn, lượng tiêu thụ cà phê được đẩy mạnh và giá cà phê trong nước có thể tiếp tục được đẩy lên. Mặc dù vậy, những nút thắt về logistics, cước vận tải cao vẫn đang là rào cản lớn và tồn tại nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua bán với với khách hàng.