📞

Giá cà phê hôm nay 30/10: Cà phê tiếp tục lao dốc, tin Fed 'mạnh tay' và nguy cơ suy thoái bao trùm thị trường

Gia An 05:06 | 30/10/2022
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.
Giá cà phê trong nước giảm 600 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên 29/10. (Nguồn: Goodfon)

Giá cà phê hôm nay 30/10

Giá cà phê trên hai sàn phái sinh nhanh chóng giảm mạnh sau chỉ 1 phiên điều chỉnh nhẹ. Thị trường cà phê bị tác động do lo ngại lãi suất tiền tệ sẽ được các NHTW lớn nâng lên thêm sau báo cáo GDP quý III của Mỹ tăng, dấu hiệu lạm phát giảm, sẽ giúp Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Mỹ mạnh tay hơn tại kỳ họp sắp tới trong việc đưa ra mức lãi suất tối thiểu 1%, rất cao so với suy đoán trước đó.

NHTW châu Âu (ECB), lần thứ 3 trong năm nay, nâng lãi suất đồng Euro lên thêm 0,75% và không loại trừ sẽ còn tăng tiếp, trong khi lạm phát đã tăng lên ở mức 9,9% kể từ khi khu vực Eurozone ra đời và cuộc khủng hoảng năng lượng chưa thể giải quyết với bất ổn nội khối vẫn còn dai dẳng.

Trong khi thông tin Trung Quốc phong tỏa một phần Vũ Hán cũng dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sụt giảm.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (ngày 29/10), sau chỉ một phiên điều chỉnh nhẹ, giá cà phê lại tiếp tục lao dốc trên cả hai sản. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 29 USD (1,54%), giao dịch tại 1.849 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 27 USD (1,45%), giao dịch tại 1.837 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bính.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm rất mạnh. Kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 9,05 Cent (5,06%), giao dịch tại 169,8 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 9,2 Cent/lb (5,2%), giao dịch tại 167,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước giảm 600 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên 29/10.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

1.904

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.000

- 600

LÂM ĐỒNG

40.400

- 600

GIA LAI

40.900

- 600

ĐẮK NÔNG

41.000

- 600

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Thị trường tiếp tục mối lo Fed sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ tại kỳ họp điều hành tháng 11. Động thái này có thể dẫn tới suy thoái kinh tế thế giới vì lãi suất vốn vay ở mức quá cao sẽ khiến nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn đầu cơ rời khỏi các thị trường hàng hóa nói chung để chuyển sang chứng khoán và trái phiếu kho bạc dài hạn.

Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch cà phê (bắt đầu từ tháng 11). Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nên sản lượng có thể giảm hơn so với mọi năm.

Theo đó, năm nay tình hình biến đổi khí hậu phức tạp, mưa nhiều khiến hoạt động chế biến trong thời gian thu hoạch trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cà phê. Dự kiến sản lượng cà phê năm nay giảm 10% so với năm ngoái xuống khoảng 1,6 triệu tấn.

Một số doanh nghiệp tỏ ra lo ngại tình trạng thiếu hụt hàng sẽ kéo dài đến tháng 11. Lượng hàng nằm trong tay người dân có lẽ chỉ khoảng 2% sản lượng hàng năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 13%.

Theo ước tính của một số thương nhân, tồn kho tính đến cuối tháng 9 có thể chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, Citigroup cũng đã cắt giảm dự báo vụ mùa của Việt Nam lần lượt là 1 triệu và 2 triệu bao cho niên vụ 2021 - 2022 và 2022 - 2023, do các cuộc khảo sát cho thấy sự phát triển của cà phê bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu phân bón trong năm nay.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản cà phê của Việt Nam đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta.

Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19 và giá cà phê tăng cao.

Điều này diễn ra trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn. Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu cũng được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện.