Giá cà phê trong nước tăng vọt 1.100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 29/4. (Nguồn: Freepik) |
Giá cà phê hôm nay 30/4
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 30/4), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng vọt 56 USD (2,76%), giao dịch tại 2.088 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 53 USD (2,60%) giao dịch tại 2.094 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng điều chỉnh tăng, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 2,0 Cent (0,93%), giao dịch tại 217,55 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 0,86 Cent/lb (2.49%), giao dịch tại 217,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.
Sau hai ngày giảm liên tiếp, xuống đứng ở mức thấp 6 tuần, giá cà phê robusta bật tăng mạnh mẽ khi “bò đầu cơ” quay lại mua vào do lo ngại nguồn cung vẫn còn thiếu hụt, cho dù hai nhà cung cấp hàng đầu là Brazil và Indonesia đang thu hoạch và đã bắt đầu ra hàng vụ mới.
Trong khi đó, giá cà phê arabica còn có thêm sự hỗ trợ từ các báo cáo thời tiết Brazil khô hạn tại Minas Gerais, là bang ước tính có sản lượng hơn 26 triệu bao cà phê arabica. Theo hãng khí tượng Somar Met, đợt khô hạn này kéo dài đến hết tháng 4 sẽ ảnh lưởng đến cây cà phê trong giai đoạn cần nhiều nước để làm nhân và nâng cao chất lượng.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng vọt 1.100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 29/4.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Tỷ giá đồng Real tiếp tục giảm nhẹ do lo ngại rủi ro của nhà đầu tư vốn ngoại và sự quyết liệt hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong phiên họp chính sách diễn ra vào tuần sau.
Tính đến ngày 21/4, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn so với báo cáo tuần trước như sau, robusta London đạt 93.490 tấn, giảm từ 93.700 tấn; arabica New York đạt 66.007 tấn, tăng so với 64.645 tấn. Như vậy, tồn kho đạt chuẩn robusta có tuần thứ ba liên tiếp giảm, giúp giá London trở lại tình trạng giá đảo. (Giá tháng 5/22 cao hơn tháng 7/22 đến 16 USD đạt 2.130 USSD/tấn).
Giới đầu tư và kinh doanh trên thị trường tài chính vẫn đang ngóng đợi mức tăng lãi suất điều hành của Fed quyết định trong phiên họp tháng 5 này là bao nhiêu. Chưa rõ tỷ lệ được ấn định là 0,5% hay 0,75%, nhưng khả năng tăng lãi suất có thể khá chắc chắn, như một biện pháp chủ yếu để ngăn lạm phát tăng mạnh như hiện nay.
Không còn giống như thời điểm cách nay vài tháng, ngân hàng trung ương Mỹ và EU đều cho rằng lạm phát chỉ là “tạm thời”, nay lạm phát ở cả Mỹ và châu Âu đều tăng lên mức cao nhất tính từ 40 năm nay. Khi hai ngân hàng này bừng tỉnh, cũng chính là lúc các thị trường đều rung lắc.
Ngân hàng Nomura (Nhật Bản) từng dự đoán, nếu tháng 5/22, Fed tăng lãi suất 0,5% thì 0,75% sẽ xuất hiện vào tháng 6 và 7/22. Chủ tịch Fed Jerome Powell thú nhận tại cuộc thảo luận với IMF tuần qua rằng thật ra tỷ lệ 0,5% đã từng được “đặt trên bàn” hội nghị tháng 3/22. Cho nên, 0,75% rất có thể là mức “bình thường” sau khi thị trường đã được thử sức với những tỷ lệ lãi suất tăng dần lên.
Giảm cung ứng tiền mặt, tăng lãi suất cũng đang đe dọa đến cỗ máy kinh tế Mỹ và cả thế giới, đe dọa giá cổ phiếu và cả trên các sàn hàng hóa phái sinh. Thị trường hàng hóa đi trước một bước với tuần qua giá hợp đồng dâu thô WTI giảm 5,8% còn 100,75 USSD/thùng, vàng giảm 2,2% xuống 1.932,5 Usd/ounce.
Trong trạng thái hồi hộp đợi ngày quyết định tăng lãi suất lần 2 của Fed, tuần qua, các tập đoàn quản lý quỹ đã rút ra khỏi thị trường tài chính 5,43 tỷ USD, tính từ đầu năm đến nay, họ rút hết 41,2 tỷ USD khỏi thị trường, bất luận là hàng hóa hay cổ phiếu.