Giá cà phê trong nước bật tăng thêm 600 đồng/kg, tại hầu hết các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này. (Nguồn: Broadcastcoffee) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 30/5
Giá hai sàn cà phê phiên cuối tuần tăng cực mạnh, ngoài dự báo. Giá cà phê arabica lên lại mức cao nhất tính từ hơn 4,5 năm qua và giá cà phê robusta lên mức cao nhất tính từ 2,5 năm nay.
Các quỹ đầu cơ đã mua cực mạnh dù vị thế kinh doanh dư mua lớn do thông tin Brazil khô hạn, độ ẩm trong đất tại nhiêu vùng cà phê thấp.
Chốt phiên giao dịch kết thúc tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London không chỉ tiếp đà tăng mà đã chốt tuần bằng phiên tăng kỷ lục. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, tăng 66 USD (4,35%) lên 1.583 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 67 USD (4,36%), lên 1.605 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng được kéo vào đà tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng 7 Cent (4,51%), bật lên 162,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 7 Cent (4,45%), lên 164,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Phân tích thị trường:
Giá cà phê trong nước bật tăng thêm 600 đồng/kg, tại hầu hết các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này.
|
Giá cà phê hai sàn phái sinh tuần qua đón làn sóng tiêu thụ, đã tăng trở lại dù còn khiêm tốn.
Mặt khác, thị trường tài chính cũng được giải tỏa tâm lý lo ngại Mỹ tăng lãi suất do lạm phát. Thông tin hàng tháng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần khẳng định Mỹ chưa tính đến chuyện thay đổi chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương EU cũng cho biết, chưa có kế hoạch thu hẹp chương trình kích cầu. Tăng lãi suất đồng USD thường dẫn đến hệ quả là các quỹ đầu tư tài chính trên các sàn hàng hóa giảm mua tăng bán để đối phó với chi phí tài chính và lãi suất cao khi mua và trữ hàng.
Chỉ số USD Index có lúc giảm xuống mức thấp nhất tính từ 4 tháng nay tại 89,63 điểm nhưng cuối phiên 21/5 đã phục hồi lên trên 90 điểm. Dao động USD Index tính từ 52 tuần trở lại đây cho thấy mức cao/thấp nhất là 99,99- 89,16 điểm.
Chỉ số cước vận tải biển hàng không BDI tuần trước giảm 2,40% do Trung Quốc chủ động hạ nhiệt giá quặng sắt và thép cũng như giảm mua một số mặt hàng nguyên liệu do giá hàng hóa tăng quá căng (hình 1-bên trái). Tuy vậy, giá cước tàu biển cho 1 container 20’ từ các cảng Việt Nam đi còn rất cao, từ Việt Nam sang EU mỗi tấn cà phê “cõng” chừng 350 USD/tấn.
Dù kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tăng dần nhờ các nước tiêu thụ xóa lệnh giãn cách, hàng cà phê Việt Nam cũng chưa được đi tự do vì giới kinh doanh chưa chịu nổi với giá cước ngất ngưởng.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 1.804 USD/tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, giá xuất khẩu bình quân sang nhiều thị trường chính tăng, gồm Đức, Italia, Nhật Bản, Mỹ và Nga, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Trong tháng 4/2021, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường giảm so với tháng 4/2020, như Đức, Italia, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha và Bỉ, nhưng tăng tại các thị trường như Trung Quốc, Philippines và Malaysia.
Xét chung trong 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm, nhưng xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia tăng so với cùng kỳ năm 2020.