Giá cà phê trong nước hôm nay 3/8 không đổi tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Newtimes) |
Giá cà phê hôm nay 3/8
Giá cà phê kỳ hạn đồng loạt sụt giảm ở cả hai sàn New York và London, khối lượng giao dịch của cà phê arabica duy trì khá tốt, trong khi robusta vẫn không cao, chỉ ở mức dưới trung bình.
Tỷ giá đồng Real giảm nhẹ, trong khi thị trường đặt cược vào Ủy ban Chính sách tiền tệ Brazil (Copom) sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng Real lên thêm 0,5% trong phiên họp điều hành tiền tệ bắt đầu vào ngày hôm qua. Diễn biến mới này có thể cũng sẽ tác động đến lượng cung cà phê ra thị trường từ nhà sản xuất cà phê hàng đầu - Brazil.
Cũng theo khảo sát của Reuters, dự đoán niên vụ 2023/2024 của thu hoạch của Brazil sẽ tăng lên 71 triệu bao, trên mức ước tính trung bình 63 triệu bao của niên vụ 2022/2023 hiện đang thu hoạch. Nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới Việt Nam dự kiến sẽ đạt sản lượng 30 triệu bao trong niên vụ 2022/2023 thấp hơn một chút so với niên vụ trước.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 2/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 4 USD (0,2%), giao dịch tại 2.027 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 8 USD (0,39%), giao dịch tại 2.020 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục giảm 3,3 Cent (1,55%), giao dịch tại 209,9 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 3,3 Cent/lb (1,57%), giao dịch tại 206,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 3/8 không đổi tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Vị thế kinh doanh của các quỹ quản lý vốn giảm mạnh lượng hợp đồng dư mua. Tính đến 26/7, các quỹ trên còn giữ 1.176 hợp đồng dư bán sau khi mua lại 380 lô. Như vậy, tổng hợp đồng họ bán ra trong tháng là 22.748 lô (lô/hợp đồng=10 tấn).
Trên sàn arabica, họ còn giữ hợp đồng dư mua với lượng 19.675 lô hay 335.262 tấn), so với cách đó một tháng là 37.871 lô tức các quỹ quản lý vốn đã thanh lý gần một nửa với 18.196 lô hay 310.060 tấn. Như vậy, có thể tin rằng, bán vẫn là xu hướng chính trên 2 sàn cà phê ít nhất trong ngắn hạn.
Chưa cần nói đến hàng thực, chỉ riêng lực bán hàng giấy trên hai sàn trong tháng qua cũng đủ để gây áp lực lên giá và cho kết quả như đã trình bày ở trên.
Giá cà phê nội địa từng bước nâng dần, có lúc cà phê robusta loại 2, tối đa 5% đen vỡ lên cận 46 triệu đồng/tấn giao hàng về các kho quanh TP. Hồ Chí Minh. Đây là mức cao nhất trong niên vụ này.
Yếu tố tỷ giá VND/USD đóng vai trò quan trọng trong hiện tượng giá tăng trên thị trường nội địa. Một số nhà xuất khẩu mua đón chờ tỷ giá có lợi về sau (mang tính chất đầu cơ). Ngoài ra, hàng tồn kho tại các vùng nguyên liệu đã cạn.
Tích lũy xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 22.160.410 bao, tăng 6,95% so với cùng kỳ niên vụ trước. Đồng thời, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2022 sẽ cao hơn 44,80% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng khoảng 2,60 tỷ USD.