Giá cà phê trong nước hôm nay 4/10 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Rodeo West) |
Giá cà phê hôm nay 4/10
Giá cà phê robusta quay đầu tăng giá trong phiên này, nhưng giới phân tích cho rằng, vẫn còn chịu áp lực giảm giá kéo dài, do tình hình kinh tế ảm đạm tại EU đã tác động không nhỏ tới dòng tiền đầu cơ và nhu cầu tiêu thụ cà phê sàn London.
Theo phân tích kỹ thuật, giá cà phê robusta vẫn trong xu hướng giảm phân kỳ, nên nhìn chung động lượng giảm giá vẫn còn. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê Robusta vẫn giằng co tích lũy. Tồn kho cà phê robusta đạt chuẩn sàn London tính tới 28/9 giảm 70 tấn còn 93.960 tấn.
Trong khi đó, với cà phê arabica, đồng Real giảm mạnh so với USD khiến giá chịu áp lực bán giảm. Giá cà phê arabica trong ngắn hạn được dự báo vẫn giằng co tích lũy đi ngang trong biên độ 215 – 232.
Tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn New York tính tới 28/9 giảm còn 444.699 bao. Thông tin này cũng không hỗ trợ tích cực gì nhiều cho giá cà phê arabica khi nhìn chung giá cà phê cả 2 sàn đều đang chịu chi phối bởi yếu tố tiền tệ, cụ thể là sức mạnh đồng USD gia tăng liên tục.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (ngày 3/10) giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2022 quay đầu tăng 20 USD (1,33%), giao dịch tại 2.173 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 tăng 17 USD (1,33%), giao dịch tại 2.163 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tiếp tục giảm mạnh 5,8 Cent (2,62%), giao dịch tại 215,75 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 5,20 Cent/lb (2,45%), giao dịch tại 207,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 4/10 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Lần đầu tiên sau nhiều năm, lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9 đã chạm ngưỡng 2 con số - 10%, so với 9.1% của tháng trước, đòi hỏi NHTW EU sẽ còn mạnh tay tăng lãi suất trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, dữ liệu về chi tiêu cá nhân Mỹ- 1 thước đo của tình hình lạm phát, trong tháng 8 tăng 6.2% so với cùng kỳ cũng khiến thị trường đánh cược về đà tăng lãi suất tiếp theo của Fed.
Xu hướng siết chặt chính sách tiền tệ tại các thị trường tiêu thụ lớn để chống đà lạm phát từ đầu năm 2022 đến nay đã khiến giá cà phê "hao hụt" dần trên hai sàn phái sinh. Các ngân hàng trung ương có tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới của Mỹ (Fed), EU (ECB) và tại từng nước riêng biệt khác tăng lãi suất điều hành càng mạnh, càng nhanh thì không chỉ riêng gì giá cà phê phái sinh mà các hàng hóa khác đều phải giật lùi không lâu dài thì cũng tạm thời.
Mới đây, Ngân hàng trung ương Anh Quốc, nơi có sàn giao dịch cà phê robusta, tăng lãi suất điều hành thêm 0,50%, Thụy Sỹ là nơi tập trung các tập đoàn kinh doanh cà phê lớn của cả thế giới, đã đưa lãi suất âm vào quá khứ, Mỹ và EU đều nâng thêm 0,75% trong những ngày gần đây. Thị trường còn đồn đoán lãi suất đ USD đến cuối năm 2022 phải lên đến trên 4%.
Tăng lãi suất quá mạnh sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, khiến sức mua giảm. Lãi suất cao còn bắt buộc nhà kinh doanh phải tính kỹ chi phí tài chính, hạn chế mua trữ như trước và nhất là phải giảm tồn kho đến mức tối đa vì không muốn chịu rủi ro trả lãi suất ngân hàng nhiều để chờ giá lên.
Chỉ số USD (DXY) vừa qua tăng lên mức cao nhất tính từ 23 năm trở lại khi chạm 112,995 điểm (23/9) đã gây sức ép phá giá lên các đồng tiền của các nước sản xuất. Điều này gây hiệu ứng dây chuyền lên lực bán xuất khẩu, lượng bán mạnh gây sức ép giảm giá trên các sàn phái sinh. Đó là chưa nói đến một khi siết chặt chính sách tiền tệ, nguồn tín dụng eo hẹp hơn, người mua chỉ mua lượng hàng họ cần trong khi nhà vườn cần tiền mặt để trang trải chi phí sau một năm chăm sóc vụ mùa và tái đầu tư cho sản xuất.