Giá cà phê hôm nay 4/12/2024
Giá cà phê thế giới hiệu chỉnh sau phiên tăng nóng. Tuy nhiên, đây là một tuần cà phê tăng mạnh, bất kể nguồn cung Việt Nam đang trong vụ thu hoạch. Tổng kết cả tuần qua, giá cà phê robusta giao dịch tại sàn London giao tháng 1/2024 tăng 27 USD/tấn; giá cà phê arabica giao tháng 12/2023 tăng 16,2 Cent/lb. Thị trường trong nước tăng 1.200 - 1.500 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch tuần này (1/12), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 1/2024 tăng 39 USD, giao dịch tại 2.572 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 3/2024 tăng 18 USD giao dịch tại 2.528 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 12/2023 giảm 0,35 Cent, giao dịch tại 184,35 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2024 giá giao dịch tăng 0,95 Cent, giao dịch tại 181,70 Cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao.
Giá cà phê trong nước giảm nhẹ 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần qua (2/12). (Nguồn: Coffeeam) |
Giá cà phê robusta giao động khi các bên còn tranh cãi về sản lượng vụ mùa của Việt Nam hiện đang thu hoạch, có thể sẽ giảm hơn 10% so với vụ trước. Trong khi giá cà phê arabica có những phiên tăng vọt do các quỹ và đầu cơ đẩy mạnh mua vào, sau những báo cáo lượng mưa tại các vùng cà phê chính ở miền Nam Brazil không đạt như kỳ vọng, trong khi dự báo hiện tượng thời tiết El Nino gây khô hạn vào cuối năm nay vẫn là cảnh báo gây nhiều lo ngại.
Các thị trường còn nguyên mối lo thiếu hụt nguồn cung khi dao động trong phiên cho thấy bên mua vẫn chiếm ưu thế. Dữ liệu cho thấy mức tồn kho trên cả hai sàn tiếp tục giảm mạnh, trong khi việc áp dụng những quy định mới sẽ khiến hiện tượng “đảo kho” để làm giá của đầu cơ không còn dễ dàng như trước đã gây áp lực lên giá cà phê kỳ hạn.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước giảm nhẹ 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần qua (2/12).
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
UAE phải nhập khẩu hầu hết các loại lương thực, thực phẩm để phục vụ nhu cầu của người dân. Do đó, thị trường này hầu như không có rào cản thương mại.
Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu vào UAE phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đối với nhóm thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm… cần phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn Halal.
Về cán cân thương mại, Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường UAE với giá trị lớn (từ 3-4 tỷ USD/năm).
Riêng 10 tháng đầu năm 2023, tổng trao đổi thương mại song phương đạt hơn 3,9 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 3,3 tỷ USD và nhập khẩu đạt trên 600 triệu USD.
Với kết quả này, 10 tháng của năm 2023, Việt Nam ghi nhận mức thặng dư thương mại lớn đối với UAE, ước đạt trên 2,74 tỷ USD.
UAE là thị trường mở, nên có thuận lợi là nhu cầu nhập khẩu nhiều loại sản phẩm để phục vụ tiêu dùng trong nước mà không bị hạn chế hay cấm. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức đối với sản phẩm của Việt Nam là cạnh tranh về giá rất cao.
Các nhà nhập khẩu, phân phối và hệ thống siêu thị tại UAE hiện có nhiều nhà cung cấp từ nhiều quốc gia khác nhau cho cùng một loại sản phẩm, do đó, những sản phẩm như xoài, cà phê, chè của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại của Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Thái Lan,…