Giá cà phê nhập khẩu của Canada từ Việt Nam trong năm 2020 đạt trung bình 1.918 USD/tấn, tăng 5,8% so với năm trước. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 4/4
Tuần này, thị trường thế giới dừng giao dịch tại thời điểm thị trường đang đồng loạt giảm. Giá cà phê robusta kỳ hạn trên sàn ICE Futures Europe_London (Anh) giao tháng 5/2021 tiếp tục đà giảm mạnh, hiện giảm 17 USD/tấn (1,27%) so với chốt phiên trước đó, xuống còn 1.325 USD/tấn; giá giao tháng 7/2021 cũng theo đà giảm 16 USD/tấn (1,17%), giao dịch ở 1.350 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Tiếp nối đà giảm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York (Mỹ) giảm mạnh, giao tháng 5 giảm 1,9 Cent (2,23%), xuống 121,6 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 7 cũng giảm tiếp 1,85 Cent (2,1%), xuống 123,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Agrícolas noticias đăng tải báo cáo của Rabobank của Hà Lan, theo đó, kịch bản thị trường cà phê vẫn là nhu cầu không chắc chắn, cho dù đã có sự hỗ trợ rất nhiều từ đồng Real mất giá và nguồn cung vụ sắp tới từ Brazil và một số nhà sản xuất chủ chốt sụt giảm.
Theo nghiên cứu, yếu tố chính để thị trường cà phê tăng giá chính là nguồn cung hạn chế của Brazil trong vụ thu hoạch cà phê năm 2021. Ngoài yếu tố “hai năm một”, vùng sản xuất chính của cả nước phải đối mặt với tình trạng khô hạn và nhiệt độ cao trong thời kỳ ra hoa, tác động trực tiếp đến năng suất của cây trồng.
Rabobank ước tính sản lượng vụ sắp tới là 56,2 triệu bao, trong đó có 36 triệu bao cà phê arabica, giảm khoảng 26,5% so với vụ trước. Tùy vào sự phát triển của cây trồng cho tới khi thu hoạch, không loại trừ khả năng sẽ giảm thêm. Đồng thời, chất lượng hạt cà phê sau thu hoạch cũng là điều rất đáng quan tâm do lượng mưa trong chu kỳ phân bố không đều.
Về vụ thu hoạch sắp tới ở Brazil, báo cáo nhấn mạnh những trận mưa gần đây đã rất thuận lợi cho hạt cà phê phát triển, cũng như góp phần phục hồi cây trồng trong niên vụ cà phê 2022/2023.
Về sản lượng của các quốc gia sản xuất chính, trong niên vụ cà phê hiện tại, xuất khẩu của Việt Nam và Honduras giảm mạnh so với niên vụ 2019/2020, trừ Colombia có vẻ đang tiến triển tốt. Theo đó, ước tính sản lượng của Việt Nam là 28,8 triệu bao, Honduras là 6,2 triệu bao, Colombia khoảng 14,1 triệu bao.
Ngoài kịch bản nguồn cung giảm, Rabobank cũng chỉ ra những bất ổn liên quan đến thị trường vẫn nằm trong dự tính. Theo công bố, ngay cả với một kịch bản đầy hứa hẹn, với việc tiêm chủng vaccine Covid-19 còn chưa được như kế hoạch, những hạn chế hiện tại ở các khu vực tiêu dùng như nhà hàng, khách sạn… sẽ tiếp tục làm nhu cầu sụt giảm trong nửa đầu năm 2021.
Giá cà phê trong nước cuối tuần đi ngang
Tham khảo giá cà phê trong nước phiên kết thúc tuần này (ngày 3/4).
|
Khi dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp gây khó khăn cho thị trường hàng hóa, trong đó có thị trường cà phê, thì may mắn vẫn có những tin vui nhỏ. Chẳng hạn, thông tin xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Canada tăng mạnh nhờ Hiệp định CPTPP, theo Bộ Công thương.
Xuất khẩu càphê sang Canada trong tháng 2/2021 đạt 467 tấn, trị giá 984 nghìn USD. Tính chung, 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê sang thị trường này đạt 1,44 nghìn tấn, trị giá 3 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 62,3% tổng khối lượng càphê xuất khẩu sang thị trường Canada. Xuất khẩu cà phê arabica đạt 320 tấn, trị giá 863 nghìn USD, tăng trên 300% về lượng và tăng 261,9% về trị giá.
Xuất khẩu cà phê chế biến sang Canada cũng đạt 152 nghìn USD trong tháng 1, tăng 62,1% so với cùng kỳ năm 2020. Được biết, năm 2020, Canada nhập khẩu cà phê khoảng 256,6 nghìn tấn càphê với trị giá 1,206 tỉ USD, trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam năm 2020 đạt 6,1 nghìn tấn với trị giá 11,7 triệu USD.
Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhập khẩu càphê của Canada giảm nhưng thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Canada vẫn tăng lên mức 2,4% trong năm 2020, cao hơn với mức 2,2% của năm 2019. Giá cà phê nhập khẩu của Canada từ Việt Nam trong năm 2020 đạt trung bình 1.918 USD/tấn, tăng 5,8% so với năm trước.
Canada là thị tường có những đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng, trong đó tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm được đưa lên hàng đầu. Vì vậy, xuất khẩu sang quốc gia này tăng là dấu hiệu rất đáng lạc quan.