Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này (3/7). (Nguồn: Broadcastcoffee) |
Giá cà phê hôm nay 4/7
Phiên giao dịch cuối tuần này trên các thị trường cà phê phái sinh, thị trường cà phê robusta cho thấy một hiện tường không giống như bình thường.
Giá cà phê arabica sụt giảm liên tiếp khi nhiều thông tin cho biết đợt lạnh cuối tháng Sáu ở miền Nam Brazil không gây hại gì đáng kể cho cây cà phê arabica vốn đã được di dời về phía Bắc nóng ấm hơn. Trong khi thị trường vẫn còn nguyên áp lực bán hàng vụ mới từ nhà sản xuất hàng đầu.
Trong khi đó, giá cà phê robusta không chỉ đứng vững trên mức tâm lý mà còn tạo ra cấu trúc giá nghịch đảo ở các kỳ hạn gần. Đây là hiện tượng thị trường không phổ biến, do nhu cầu hàng thực trong ngắn và trung hạn gây ra.
Chốt phiên cuối cùng của tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng giảm trái chiều. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9, tăng 6 USD (0,35%) giao dịch tại 1.707 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 lại giảm 6 USD (0,35%), xuống 1.699 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục đà giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 3,35 Cent (2,21%), xuống 153,05 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 3,35 Cent (2,14%), xuống còn 155,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình.
| Giá vàng hôm nay 3/7: Lội ngược dòng thành công, 'đặt cược' vào khả năng tăng giá trong tuần tới? |
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này (3/7).
|
Tuần qua, sau khi tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần, giá cà phê arabica quay đâu giảm do lực chốt lời. Thời tiết sương giá ở Brazil không đủ để khiến giá duy trì đà tăng, do không ảnh hưởng quá nhiều tới các bang trồng cà phê chủ lực như Minas Gerais.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê arabica cũng bị đe dọa khi mà biến thể Delta khiến hàng loạt các quốc gia thực hiện phong tỏa, đặc biệt ở khu vực châu Á và là Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên đây lại là yếu tố củng cố cho đà tăng của giá cà phê robusta. Ảnh hưởng của các tin tức lên giá cà phê đang có dấu hiệu giảm nhiệt, do đó, trong các phiên sắp tới, giá được dự báo sẽ phản ứng mạnh với các mốc kỹ thuật.
Hiện xu thế đi ngang đang hình thành đối với cả hai thị trường cà phê có thể coi là một tín hiệu tốt sau một đợt tăng mạnh, thay vì lại giảm điều chỉnh. Có thể thấy, phe mua vẫn rất nỗ lực đưa giá vượt qua các mốc kháng cự, nhưng lực chốt lời ở phe bán vẫn rất mạnh khiến giá khó có thể tiếp tục tăng mạnh.
Dữ liệu báo cáo của cơ quan thương mại Chính phủ từ Sumatra, đảo sản xuất cà phê chính của Indonesia cho thấy, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng Sáu chỉ đạt 110.147 bao, giảm tới 143.100 bao, tức giảm 56,50% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình này góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê robusta của Indonesia trong 9 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 1.642.082 bao, giảm 706.908 bao, tức giảm hơn 30,09% so với cùng kỳ niên vụ trước. Nguyên nhân được cho là cùng chung với xuất khẩu sụt giảm của các quốc gia sản xuất cà phê ở khu vực Đông Nam Á vì thiếu container rỗng và giá cước vận tải biển tăng quá cao.