Giá cà phê trong nước hôm nay 5/10 không đổi tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
Giá cà phê hôm nay 5/10
Giá cà phê robusta điều chỉnh đi ngang, sau nhịp tăng phục hồi nhẹ và trước đó là nhiều phiên giảm liên tiếp, khi dòng tiền đầu tư có xu hướng trở lại với hàng hóa, khi chỉ số USDX hạ nhiệt. Trong khi đó, về nguồn cung, theo điều chỉnh mới nhất của Công ty Cung ứng và dự báo nông sản quốc gia Brazil (Conab), Bộ Nông nghiệp Brazil, vụ thu hoạch của nguồn cung lớn nhất thế giới này đã hoàn tất, sản lượng robusta ước đạt gần 18 triệu bao, tăng 10.3% so với vụ mùa trước.
Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số vẫn cho tín hiệu giá cà phê robusta còn bị kẹt trong xu hướng giảm, nên 1 nhịp điều chỉnh tăng phiên chưa thể khẳng định được điều gì. Dự báo, trong ngắn hạn giá cà phê robusta vẫn giằng co tích lũy, vùng 2120 – 2130 trở thành vùng hỗ trợ tiếp theo.
Thông tin sản lượng arabica vụ mới giảm 3,1% so với vụ trước, xuống ở 32,4 triệu bao, theo Conab, có thể đã ảnh hưởng đến giá cà phê arabica giao dịch trên sàn phái sinh. Tuy nhiên, thông tin thời tiết thuận lợi có thể đã là yếu tố ngăn cản đà tăng của mặt hàng này. Theo phân tích kỹ thuật, tín hiệu động lượng giảm giá của arabica vẫn khá mạnh. Mức hỗ trợ 215 nếu bị thủng, thị trường sẽ hướng tới vùng hỗ trợ 210 – 212.
Theo đó, vùng trồng cà phê chính của Brazil Minas Gerais tuần trước đã có lượng mưa tốt, được cho là điều kiện thuận lợi cho việc ra hoa cà phê vào vụ mùa mới. Ngoài ra, nông dân Brazil vừa kết thúc vụ mùa thu hoạch, hứa hẹn sẽ cung ứng ra thị trường nguồn hàng thực dồi dào, nên giá cả cũng bị phản ánh bởi nguồn cung cả trong hiện tại và trong mùa vụ tới, theo Somar Met.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2022 điều chỉnh nhẹ, giảm 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.172 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 đi ngang, giao dịch tại 2.163 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 12/2022 quay đầu tăng 2,9 Cent (1,34%), giao dịch tại 218,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 2,5 Cent/lb (1,21%), giao dịch tại 209,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 5/10 không đổi tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Chỉ số USDX và trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh đã hỗ trợ các tiền tệ mới nổi và thúc đẩy đầu cơ sớm quay lại các thị trường. Tuần này, thị trường chờ dữ liệu về bảng lương phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp để tiếp tục có động thái với dòng tiền đầu cơ đối với đồng USD và các mặt hàng hàng hóa khác.
Theo cập nhật của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nguồn cung cà phê niên vụ vừa qua có phần thiếu hụt với sản lượng khoảng 167,2 triệu bao (bao=60 ki-lô-gam) so với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu lên đến 170,83 triệu bao. Ước thị phần của Việt Nam chiếm khoảng 27 triệu bao (16%).
Tuy vậy, sang niên vụ mới, cán cân cung-cầu của thị trường sẽ cân bằng hẳn, thậm chí nguồn cung có vẻ dồi dào hơn nhờ vụ mùa bội thu của Brazil đã thu hái xong. Nếu ước sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ mới chừng trên dưới 30 triệu bao, thì chỉ hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil và Việt Nam đã chiếm khoảng 90 triệu bao, đủ để đáp ứng 60% nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu.
Giá cà phê nguyên liệu tính trên cơ sở chuẩn loại 2, tối đa 5% đen vỡ đi từ 30 triệu đến 52 triệu đồng/tấn. Trong những ngày sang mùa mới, thị trường quanh mức 47-48 triệu đồng/tấn, giảm 5-6 triệu đồng/tấn so với đỉnh cao trong năm.
Con số tồn kho đạt chuẩn, tính đến ngày 29/9, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn như sau: robusta London đạt 93.700 tấn tăng so với 93.960 tấn, arabica New York giảm 3 nghìn tấn chỉ còn 435.409 hay 26.125 tấn so với 485.408 bao hay 29.125 tấn tuần trước, là mức thấp nhất tính từ 23 năm trở lại. So với đầu niên vụ (1/10/21), bấy giờ tồn kho đạt chuẩn arabica là 2.076.557 bao hay 124.593,42 tấn và robusta là 122.900 tấn.
| Khủng hoảng năng lượng: Mua theo giá Mỹ, bán giá châu Âu, nhà sản xuất LNG Mỹ vẫn khó 'đắc lợi'? Mỹ - quốc gia cung cấp khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, đang tận dụng triệt để cơn sốt LNG ... |
| Giải quyết khủng hoảng năng lượng châu Âu: Có gì đó sai, 'càng chữa càng cháy'? Hôm nay (30/9), người đứng đầu ngành năng lượng các nước thành viên EU sẽ nhóm họp nhằm thảo luận các chi tiết kế hoạch ... |
| Mặc châu Âu vẫy vùng, Trung Quốc 'ung dung' đi trước một bước trong khủng hoảng năng lượng? Mặc châu Âu vẫy vùng trong khủng hoảng năng lượng, mặc thế giới bàn về hạn chế nhu cầu, kinh tế Trung Quốc đã đứng ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Các biểu tượng ‘đốt’ tiền điện ở châu Âu có còn rực sáng? Trong một cuộc khủng hoảng năng lượng, không phải là thời điểm để “đốt” tiền điện, dù đó là những công trình mang tính biểu ... |