Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch ngày 5/11. (Nguồn: Goodfon) |
Giá cà phê hôm nay 6/11
Giá cà phê phiên cuối tuần đảo chiều tăng trên cả hai sàn khi chỉ số USDX giảm mạnh trở lại sau báo cáo việc làm tháng 10 của Bộ Lao Động Mỹ tốt hơn mong đợi của thị trường.
Đồng Real của Brazil tăng mạnh đã góp phần tạo ra tâm lý thích rủi ro lớn hơn ngoài tài sản an toàn như USD và trái phiếu kho bạc dài hạn. Vì thế, dòng vốn đầu cơ quay lại các thị trường hàng hóa phái sinh để tăng mua, trong khi cà phê hàng thật ở thị trường nội địa Brazil tuy có mức cộng đáng kể vẫn khó mua do người trồng không muốn bán cà phê ở vùng giá thấp như hiện nay.
Báo cáo tồn kho của ICE vẫn còn quanh quẩn ở mức thấp 23 năm, trong khi giá cà phê kỳ hạn tiếp tục chịu áp lực giảm do lo ngại kinh tế toàn cầu bị suy thoái, cũng như nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới đang hướng tới một vụ mùa kỷ lục của năm 2023 đã khiến các thị trường liên tục đảo chiều trong những ngày vừa qua.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (ngày 4/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London lại quay đầu tăng mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 1/2023 tăng 34 USD (1,85%), giao dịch tại 1.876 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 30 USD (1,65%), giao dịch tại 1.857 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình khá.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh. Kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 3,55 Cent (2,06%), giao dịch tại 175.75 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng tăng 3,30 Cent/lb (1,96%), giao dịch tại 171,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch ngày 5/11.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, trong tháng 9, nền kinh tế nước này đã đạt 261 nghìn việc làm so với thị trường dự kiến chỉ là 200 nghìn việc làm. Đồng thời, Bộ Lao Động Mỹ cũng điều chỉnh dữ liệu tháng 9 lên ở mức 315 ngàn việc làm thay vì chỉ 263 ngàn việc làm như đã báo cáo trước đó. Đây là con số rất được sự quan tâm chờ đợi của Fed trong việc điều hành chính sách tiền tệ kỳ tới như phát biểu của ông Chủ tịch Fed.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã quyết định nâng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm. Lãi suất tăng cao, sức tiêu thụ giảm, trong khi nguồn cung dồi dào khi nhiều nước sản xuất cà phê chính bước vào kỳ thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ 2022 - 2023.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của hầu hết các thị trường có dung lượng lớn tăng. Nhờ vậy, ngành cà phê Việt Nam cũng được hưởng lợi, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Tuy nhiên, từ tháng 8/2022 đến nay, thị trường cà phê toàn cầu đối mặt với khó khăn, giá giảm xuống mức thấp, nhu cầu tiêu thụ chậm lại. Lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Nhiều khả năng các tháng cuối của năm 2022 và đầu năm 2023, thị trường cà phê toàn cầu vẫn đối mặt với khó khăn.
Trong khi, mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2022 - 2023 tăng 7,8 triệu bao (tương đương mức tăng 4,7%) so với niên vụ 2021 - 2022, chủ yếu do vụ mùa arabica của Brazil bước vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,8 triệu bao lên 167 triệu bao, với mức tăng lớn nhất ở Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Brazil. Xuất khẩu cà phê toàn cầu dự báo tăng 1 triệu bao, lên 141,5 triệu bao nhờ xuất khẩu của Brazil và Indonesia cao hơn.