Giá cà phê hôm nay 6/3/2023
Giá cà phê thế giới tính chung cả qua, giá cà phê robusta có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, các mức tăng nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 11 USD, tức tăng 0,51 %, lên 2.162 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica kéo dài chuỗi giảm trong suốt cả tuần, các mức giảm khá mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 9,85 Cent, tức giảm 5,25%, xuống 17,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần qua. (Nguồn: Coffeeam) |
Chốt phiên giao dịch tuần qua (4/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 giảm 18 USD (0,83%), giao dịch tại 2.162 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 16 USD (0,74%), giao dịch tại 2.150 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 4,35 Cent/lb (2,39%), giao dịch tại 177,85 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 4,2 Cent/lb (2,32%), giao dịch tại 177,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần qua.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Các thị trường cà phê kỳ hạn tiếp tục điều chỉnh, cân đối vị thế đầu cơ khi báo cáo của Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) được cập nhật liên tiếp và mức tồn kho trên cả hai sàn đã có sự cải thiện…
Tồn kho cà phê trên hai sàn của ICE theo dõi được bổ sung rất đáng kể từ ngày đó, do giá cả hồi phục đã kích thích giới thương nhân tích cực đưa cà phê về hai sàn tham giá bán đấu giá đã khiến giá cà phê đảo chiều suy yếu trở lại và báo cáo xuất khẩu cà phê arabica chế biến ướt chất lượng cao từ khu vực Trung Mỹ cũng gia tăng mạnh mẽ đã góp phần xoa dịu mối lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.
Tính đến thứ Sáu ngày 3/3, tồn kho robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng 4.710 tấn, tức tăng 7,01 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 72.890 tấn (tương đương 1.214.833 bao, bao 60 kg), ghi nhận hai tuần liên tiếp có mức tồn kho tăng khá mạnh.
Tuy nhiên, các báo cáo chỉ số kinh tế Mỹ vẫn chưa thể hiện sự khả quan khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) càng khó khăn trong việc kiểm soát đà tăng của lạm phát với biện pháp duy trì mức lãi suất cao. Giới đầu cơ Phố Wall vẫn suy đoán Fed sẽ mạnh tay tại các phiên họp điều hành chính sách tiền tệ sắp tới khiến lo ngại rủi ro còn tăng cao hơn nữa.
Đầu tuần qua, Moody’s nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ và châu Âu, nhưng vẫn cho rằng hai nền kinh tế này sẽ chậm lại trong năm nay, tương ứng là 0,9% và 0,5%. Theo WSJ, nếu các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi mạnh hơn dự kiến thì có thể dẫn đến tăng trưởng chậm lại vào cuối năm và sang năm 2024, vốn được kỳ vọng là năm phục hồi.
Ngoài ra, hậu quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa sẽ không chỉ giới hạn ở những khu vực đó. Nó có khả năng ảnh hưởng đến các nền kinh tế đang phát triển. Khi Fed tăng lãi suất, chi phí đi vay của các thị trường mới nổi thường tăng lên, đồng tiền của họ giảm giá và hoạt động xuất khẩu suy yếu.