Giá cà phê trong nước hôm nay 7/7 giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Epicure) |
Giá cà phê hôm nay 7/7
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục sụt giảm trước chính sách thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn lạm phát của hầu hết các NHTW lớn trên thế giới. Các sàn chứng khoán và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt lên mức cao mới đã thu hút dòng vốn đầu cơ khắp nơi ồ ạt chuyển về đã khiến các sàn hàng hóa thế giới đồng loạt lao dốc. Trước đó, lý do cả hai sàn London và New york đồng loạt giảm mạnh, được cho là do giới đầu cơ ồ ạt rút vốn, khiến hàng hóa lao dốc.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 6/7 tiếp tục giảm trên cả hai sàn, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London giảm nhẹ, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 6 USD (0,31%), giao dịch tại 1.955 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 6 USD (0,31%) giao dịch tại 1.956 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục giảm 1,85 Cent (0,84%), giao dịch tại 219,2 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 1,80 Cent/lb (0,83%), giao dịch tại 216,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 7/7 giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Mùa hè thường là giai đoạn giao dịch cà phê khá trầm lắng. Năm nay, thị trường không nằm ngoài tình hình chung ấy nhưng…chỉ có cà phê thực tức thị trường xuất khẩu. Giá cả trên các sàn tài chính cà phê vẫn dao động rất mạnh do các trận “cuồng phong” do chính sách tiền tệ các nước mang lại.
Giá trị đồng nội tệ Brazil giảm mạnh xuống mức thấp nhất tính từ gần 20 tuần nay. Đây là yếu tố cộng hưởng làm giá cà phê tuần qua rớt mạnh thêm.
Thị trường đang thể hiện sự quan tâm về lạm phát toàn cầu đã nhường chỗ cho nguy cơ suy thoái ngày càng tăng.
Góp thêm phần vào sự suy yếu phiên hôm qua của hai sàn cà phê kỳ hạn là báo cáo thương mại tháng 5 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng này đã đạt 10,8 triệu bao, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, xuất xuất cà phê các loại trong 8 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 87,99 triệu bao, tăng 0,7% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Theo các nhà quan sát, có dấu hiệu “hoảng loạn” của hầu hết các thị trường trong phiên gần đây là do suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại phiên họp chính sách tháng Bảy có thể tiếp tục “diều hâu” với mức nâng lãi suất cơ bản USD hơn 0,75% như đã dự kiến trước đó.
Khi kinh tế khủng hoảng, các NHTW đua nhau cắt giảm lãi suất và tung những gói kích cầu “khổng lồ” thì nay lạm phát vượt mức, kinh tế thế giới suy thoái thì lại cùng nhau nâng lãi suất ồ ạt liệu có quá tay không ? Liệu thị trường có chống đỡ nổi không nếu Fed sẽ “diều hâu”?
Tính đến ngày 30/6, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn so với báo cáo tuần trước như sau: robusta London đạt 108.300 so với 104.610 tấn, arabica New York tiếp tục giảm mạnh xuống 887.431 bao hay 53.245 tấn so với 969.421 bao hay 59.918 tấn, là mức thấp nhất tính từ hơn hai mươi hai năm.