Tổng cộng giá cà phê arabica đã tăng đến 20% chỉ sau một tháng và đã vượt qua dự đoán mà giới phân tích đưa ra hồi đầu năm. (Nguồn: Freepik) |
Diễn biến giá cà phê hôm nay 8/5:
Cả hai sàn giao dịch phái sinh quay đầu giảm điểm. Theo ghi nhận của TG&VN lúc 1h40 ngày 8/5, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London giảm nhẹ, kỳ hạn giao ngay tháng 7, giảm 8 USD (0,52%), xuống 1.539 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 8 USD (0,51%), xuống 1.561 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,4 Cent (0,91%), xuống 152,9 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm thêm 1,4 Cent (0,90%), lên 154,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn duy trì tăng mạnh.
| Giá vàng hôm nay 8/5: Tiếp tục tăng vọt, thử nghiệm mức kháng cự 1.830 USD, giới đầu tư lại đầy kỳ vọng |
Phân tích thị trường
Giá cà phê trong nước hôm nay 8/5, điều chỉnh giảm 200 đồng/kg, tại một số địa phương trọng điểm.
|
Trước khi điều chỉnh giảm trong phiên ngày hôm nay, giá cà phê arabica tiếp tục tăng mạnh do tình hình bất ổn tại Colombia, trong khi đà tăng của cà phê robusta đã chững lại do tâm lý chốt lời.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đã tăng mạnh 2,97% và là phiên tăng thứ 3 liên tiếp, lên mức 154,3 Cent. Tổng cộng giá cà phê arabica đã tăng đến 20% chỉ sau một tháng và đã vượt qua dự đoán mà giới phân tích đưa ra hồi đầu năm.
Tình hình căng thắng ở Colombia nghiêm trọng hơn so với nhận định của giới phân tích, khi cuộc đụng độ giữa người biểu tình và chính quyền đã dẫn đến đổ máu. Diễn biến này gợi nhớ đến lần biểu tình quy mô lớn hồi cuối năm 2019, cũng để phản đối các chính sách gây ra bất bình đẳng thu nhập của chính quyền. Trong giai đoạn đó, giá cà phê arabica đã tăng đến gần 50% chỉ sau 2 tháng và giảm mạnh trở lại ngay sau đó.
Việc Ngân hàng Trung ương Brazil tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75% lên mức 3,5%/năm nhằm chống lạm phát cũng giúp cho đồng Real tiếp tục tăng mạnh, khiến hoạt động bán hàng của nông dân nước này giảm đi đáng kể. Hiện tại, thị trường sẽ chờ các số liệu từ báo cáo Bảng lương phí nông nghiệp cũng như là tỉ lệ thất nghiệp tháng 4 của Mỹ. Giới phân tích kỳ vọng các số liệu tích cực có thể khiến USD phục hồi và gây áp lực lên đồng Real.
Về mặt kỹ thuật, đường MACD cắt lên trên đường Signal và vượt lên mức 0, cho thấy xu hướng tăng đã vững chắc hơn. Khối lượng giao dịch cũng tăng cao trên mức trung bình và RSI không còn phân kỳ âm, khiến cho áp lực bán không nhiều. Tuy nhiên, nay là phiên cuối tuần, lực mua có thể cũng sẽ giảm và đâu đó tâm lý chốt lời vẫn còn. Vì thế, nhiều khả năng giá sẽ đi ngang trong khoảng 151,5 —- 154,5.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE EU đóng cửa tăng nhẹ 0,59% lên mức 1.547 USD/tấn. Mặc dù đồng USD suy yếu và giá cà phê arabica tăng mạnh, nhưng áp lực chốt lời là yếu tố khiến giá robusta không vượt được mức kháng cự 1.550.
Tình hình ở Colombia không ảnh hưởng nhiều đến giá cà phê robusta và trong bối cảnh thu hoạch diễn ra thuận lợi ở Brazil, giá cà phê robusta cũng sẽ khó giữ được xu hướng tăng một cách bền vững.
Về mặt kỹ thuật, MACD đang đi ngang và ở cao trên mức 0. RSI cũng đang đi ngang trong vùng quá mua. Nhiều khả năng giá cà phê robusta vẫn sẽ chỉ duy trì trong khoảng dao động 1.520 — 1.550.
Trong báo cáo định kỳ mới nhất, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã điều chỉnh sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ hiện tại giảm bớt 1,32% xuống ở 169,63 triệu bao và do đó, dư thừa toàn cầu cũng giảm xuống còn 3,29 triệu bao thay vì 5,26 triệu bao như báo cáo trước đó. Điều này cũng góp phần vào mối lo tồn kho mang sang niên vụ cà phê mới 2021/2022 thiếu hụt hơn nữa, trong khi dự báo sản lượng vụ mới của Brasil sụt giảm nghiêm trọng.