Giá cà phê hiện tại đang kháng giá rất mạnh và khó có thể giảm sâu. (Nguồn: Broadcastcoffee) |
Diễn biến giá cà phê hôm nay 9/5
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, cả hai sàn giao dịch phái sinh quay đầu giảm điểm. Đây cũng là điều thường thấy sau một đợt thị trường tăng nóng. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London điều chỉnh giảm nhẹ, kỳ hạn giao ngay tháng 7, giảm 8 USD (0,52%), xuống 1.539 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 8 USD (0,51%), xuống 1.561 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York điều chỉnh giảm đáng kể. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,4 Cent (0,91%), xuống 152,9 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm thêm 1,4 Cent (0,90%), xuống 154,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn duy trì tăng mạnh.
| Đại dịch Covid-19: Sự nguy hiểm của các biến chủng SARS-CoV-2 mới, những điều nên biết Nhìn vào bức tranh về tình hình lây nhiễm dịch Covid-19 hiện nay có thể thấy, trên thế giới, tất cả những đợt dịch xảy ... |
Phân tích thị trường
Ngay từ đầu tháng 5, giá cà phê robusta đã vượt đỉnh cao nhất trong vòng 1 năm, đó là vùng kháng cự cứng 1.450 - 1.520.
Giá cà phê trong nước phiên chốt cuối tuần này (ngày 8/5) điều chỉnh giảm 200 đồng/kg, tại các địa phương trọng điểm.
|
Nhìn lại 1 năm qua, hầu hết các mã hàng hóa đều bước vào chu kỳ siêu tăng giá do các chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19. Bơm tiền để thúc đẩy nền kinh tế, đã làm đồng tiền bị mất đi giá và giá cả các loại hàng hóa tăng đột biến.
Trên thị trường, giá ngô đã tăng từ vùng 300 lên 725, dầu đậu tương tăng từ 25 lên 65 gần gấp 3 lần, đậu tương tăng từ 800 lên 1.581, lúa mì tăng từ 500 lên gần 800.
Giá cà phê arabica tăng từ 84 lên 155, gần gấp đôi. Trong khi cà phê robusta mới tăng từ 1.100 lên 1.500 - mới hơn 30% từ vùng giá thấp nhất.
Với xu hướng giá nhiều năm thường tăng mạnh vào tầm tháng 6, 7, khi giai đoạn Brazil thường chịu thiệt hại do thời tiết sương muối, sương giá tác động mạnh đến cây cà phê. Do đó, xu hướng giá tăng mạnh đến vùng 2.200 trong dài hạn là khả thi.
Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, với mức giá hiện tại của cà phê trong nước (hơn 34 triệu/tấn), người trồng cà phê nếu bỏ hết mọi chi phí sản xuất thì gần như không có lợi nhuận. Nên sự kháng giá (giá giảm mà nông dân cũng không bán ra) của nông dân Việt Nam là khá cao. Vào tầm tháng 11 - 12, hộ nông dân thường bán ra khi cần tiền. Lượng lớn cà phê sẽ được bán ra để trang trải các chi phí trong 1 năm và đúng vụ thu hoạch kế tiếp. Đó là lý do, giá cà phê hiện tại đang kháng giá rất mạnh và khó có thể giảm sâu. Bởi vậy, khả năng cà phê robusta của Việt Nam đang hình thành chu kỳ siêu tăng giá như các sản phẩm hàng hóa khác là rất khả thi.