TIN LIÊN QUAN | |
IMF: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ xuống mức 5% vào năm 2020 | |
Trung Quốc khó nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trong năm nay | |
EU chưa thể công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường |
Chỉ số này là đánh giá do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố. Theo đó, Tổ chức này đã đưa ra bảng xếp hạng 25 nền kinh tế đổi mới hàng đầu thế giới và Trung Quốc là nước đầu tiên có thu nhập trung bình được lọt vào bảng xếp hạng.
Đổi mới là thành tố chính trong quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc. (Nguồn: Chinatourguide) |
Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry ghi nhận việc Trung Quốc có những tiến bộ trong những năm gần đây như coi đổi mới là thành tố chính trong quá trình đưa Trung Quốc từ chỗ là công xưởng của thế giới trở thành quốc gia sáng chế.
Về chất lượng đổi mới, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 17 trên toàn cầu trong năm nay và đứng đầu trong số các nước thu nhập trung bình, trước Ấn Độ và Brazil.
Theo các chuyên gia, công cuộc đổi mới của Trung Quốc đã chứng kiến những bước tiến mang tính hệ thống về mọi mặt sau khi GII ra đời năm 2007, thể hiện ở số bằng sáng chế và giấy phép được cấp và sự gia tăng đáng kể về chất lượng đổi mới.
Các nước phát triển thường chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng. Năm nay, Thụy Sỹ, Thụy Điển và nước Anh dẫn đầu bảng xếp hạng, và 15/25 nền kinh tế dẫn đầu về GII là ở châu Âu.
Tổng Giám đốc Gurry cho biết đổi mới là hiện tượng rất cơ bản, mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội và kinh tế. Theo ông, trong điều kiện hiện nay, đổi mới có ý nghĩa đặc biệt bởi có tiềm năng tạo ra nguồn lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Theo báo cáo, tăng trưởng chậm hơn ở các nền kinh tế đang nổi lên sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 cùng với ngân sách hạn hẹp hơn cho nghiên cứu và phát triển ở những nước thu nhập cao vẫn là vấn đề đáng lo ngại.
GII là chỉ số chuẩn hàng đầu được giới lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách sử dụng. Chỉ số được tổng hợp từ 84 chỉ tiêu trong các lĩnh vực: thể chế, nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu, kết cấu hạ tầng, sự tinh tế của thị trường và doanh nghiệp, sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo...
Trung Quốc rút 35 tỷ USD ra khỏi thị trường Tình trạng căng thẳng trên thị trường tài chính Trung Quốc dường như đã giảm. |
Trung Quốc đối mặt với những rủi ro về nợ Để nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang trì trệ, Trung Quốc vấp phải một thách thức lớn từ vấn đề tín dụng không ... |
Tư duy kinh tế của ông Tập vẫn lung lay Tư duy kinh tế của ông Tập Cận Bình luôn thay đổi, không ổn định và rõ ràng. Đó là nhận định trong bài nghiên ... |