Giá cao su hôm nay: Tăng nhẹ. (Nguồn: Pinterest) |
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 211,1 Yen/kg, tăng 1,9 Yen so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 213,2 Yen/kg, tăng 1,1 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 214,6, giảm 0.3 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 7/2021 ở mức 13.000 Nhân dân tệ/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.430 Nhân dân tệ/tấn, tăng 240 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.570 Nhân dân tệ/tấn, tăng 315 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Xu hướng giảm giá của các sàn cao su châu Á thời gian qua chủ yếu là do đại dịch Covid-19 tái bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt là biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt kỳ vọng.
Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự đoán, trong ngắn hạn, triển vọng thị trường cao su thiên nhiên ít có cơ hội phục hồi vì nhiều lý do: Sự gián đoạn về hậu cần, cước phí vận chuyển đường biển tăng, việc vận chuyển bị chậm trễ, thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô, tiêu thụ ô tô chậm lại, đồng USD tăng giá, sự gia tăng nguồn cung cao su thiên nhiên…
Nhu cầu cao su thiên nhiên trên toàn cầu trong tháng 6 vừa qua ước tính không tăng so với tháng trước đó, chủ yếu do nhu cầu ở Trung Quốc yếu đi. Số liệu sơ bộ cho thấy khối lượng cao su toàn thế giới tiêu thụ trong tháng 6/2021 đã giảm so với tháng 4/2021 bởi Trung Quốc.
ANRPC đã từng kỳ vọng, nhu cầu yếu ở Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới sẽ được bù lại một phần bởi nhu cầu mạnh lên ở Mỹ, châu Âu và Ấn Độ. Tuy nhiên, dịch bệnh tái bùng phát phức tạp ở cả 3 thị trường này khiến cho hy vọng trở nên mong manh.
Từ lạc quan về các thị trường Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ, ANRPC trong báo cáo mới nhất đã bày tỏ lo ngại về khả năng nhu cầu cao su ở Ấn Độ và khu vực ASEAN trong ngắn hạn sẽ yếu do tốc độ tiêm chủng Covid-19 chậm chạp.
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến giá mủ cao su thiên nhiên, đó là là lệnh kiểm soát vận chuyển gần đây mà Malaysia áp đặt đối với khu vực Thung lũng Klang - sẽ ảnh hưởng đến khoảng 60% các nhà sản xuất găng tay trong nước.
Thị trường cao su lúc này chỉ le lói chút hy vọng sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 9/7 thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng với mức giảm 50 điểm cơ bản, có hiệu lực từ ngày 15/7, giúp giải phóng khoảng 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ ra khỏi các ngân hàng để thúc đẩy kinh tế trong nước hồi phục, do đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy sự hồi phục có vẻ đang chậm lại.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sẽ phải mất 6-9 tháng để việc cắt giảm RRR tác động tích cực đến thị trường hàng hóa.
Cập nhật giá cao su trong nước
Theo khảo sát, giá cao su hôm nay ở Bình Phước dao động trong khoảng 333 - 378 đồng/độ đồng/độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 350 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
| Giá cao su hôm nay 16/7: Sàn châu Á bớt ảm đạm, cao su Nhật Bản tăng nhẹ sau 6 phiên giảm liên tiếp Giá cao su tại sàn giao dịch Nhật Bản tăng nhẹ sau khi giảm 6 phiên liên tiếp xuống mức thấp nhất 8 tháng. |
| Giá cao su hôm nay 15/7: Thế giới liên tiếp giảm, Việt Nam nhập siêu 100 triệu USD cao su, nhiều nhất từ Campuchia Giá cao su tại Nhật Bản giảm liên tiếp, xuống mức thấp nhất 8 tháng do lo ngại về sự lây lan của biến thể ... |