Giá heo hơi hôm nay 15/10: Giá heo hơi không đổi, nguồn cung trong nước vẫn dồi dào, sức mua yếu. (Nguồn: Meat Deli) |
Giá heo hơi hôm nay 15/10
* Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi không ghi nhận thay đổi mới về giá trong ngày hôm nay.
Hiện tại, thương lái ở Hưng Yên tiếp tục thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực là 61.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mốc 60.000 đồng/kg gồm có Bắc Giang, Thái Nguyên, Thái Bình và Tuyên Quang.
Các tỉnh thành còn lại giao dịch ổn định trong khoảng 58.000-59.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 58.000-61.000 đồng/kg.
* Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên, thị trường đồng loạt đứng yên không đổi.
Trong đó, giá heo hơi tại tỉnh Ninh Thuận tiếp tục neo tại mức thấp nhất là 55.000 đồng/kg. Thương lái tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận và Đắk Lắk đang giao dịch heo hơi với giá 57.000 đồng/kg.
Ngoại trừ Thanh Hóa và Bình Định đang neo tại mức 59.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại giữ nguyên giá không đổi là 60.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 55.000-60.000 đồng/kg.
* Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi tăng giảm trái chiều ở một vài nơi.
Cụ thể, sau khi nhích nhẹ một giá, Sóc Trăng điều chỉnh giao dịch lên mức 56.000 đồng/kg, cùng với Bình Phước, TP HCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang.
Trong khi đó, tỉnh Kiên Giang giảm đến 5.000 đồng/kg xuống mức thấp nhất khu vực là 50.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 50.000-59.000 đồng/kg.
Nguồn cung thịt heo trong nước vẫn dồi dào
Hiện nguồn cung thịt heo trong nước vẫn dồi dào, sức mua yếu do người tiêu dùng hạn chế chi tiêu.
Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đưa sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường tiềm năng, trong tập trung các thị trường tiêu thụ thịt heo lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới thông qua 15 hiệp định thương mại tư do thế hệ mới đã ký và 2 hiệp định đang đàm phán. Điều này giúp Việt Nam tăng lợi thế nhưng cũng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Cạnh tranh ngày càng lớn về giá, chất lượng, đa dạng sản phẩm trước bối cảnh sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và châu Âu như thịt gà, thịt heo xuất vào thị trường Việt Nam.
Năm 2022, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2022 đạt khoảng 5,0- 5,5% so với năm 2021. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 6,95 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021 (trong đó sản lượng thịt heo hơi đạt trên 4,2 triệu tấn và sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1,9 triệu tấn).
Hiện cả nước đang có 65 nhà máy, cơ sở giết mổ chế biến thịt bao gồm heo, gia cầm, trâu bò. Chế biến theo quy mô công nghiệp với công suất chế biến 1,1 triệu tấn/năm. Nhóm sản phẩm chế biến sâu chiếm 2-5%, còn đa phần chế biến ở cấp độ sơ chế, thịt đông lạnh, thịt mát.
Theo kế hoạch Đề án phát triển cơ sở chế biến, giết mổ theo quy mô công nghiệp thì sản lượng chế biến sẽ nâng lên 25% vào năm 2025, lên 35% vào năm 2030. Đề án đã được xây dựng và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, cần phải đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi bởi nếu chỉ quan tâm thị trường trong nước, không quan tâm tới thị trường nước ngoài, gắn chăn nuôi phát triển theo chuỗi thì đến lúc sản lượng nhiều, ngành chăn nuôi lại phải giải cứu.