Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc điều chỉnh trái chiều
Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi ghi nhận mức tăng giảm trái chiều ở một số tỉnh thành.
Cùng tăng 1.000 đồng/kg, Hà Nội và Tuyên Quang đang giao dịch với giá 79.000 đồng/kg. Đây là mức giao dịch heo hơi cao nhất khu vực.
Ở chiều ngược lại, Bắc Giang giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống còn 77.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Phú Thọ.
Lào Cai, Hà Nam hiện thu mua heo hơi ở mức 76.000 đồng/kg, mức thấp nhất khu vực.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 76.000-79.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh giảm. (Nguồn: MEAT Deli) |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên giảm nhẹ
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá thu mua ghi nhận mức giảm nhẹ ở một số tỉnh thành.
Cùng giao dịch tại mức 74.000 đồng/kg, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế giảm từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Đây cũng là các địa phương thu mua heo hơi ở mức thấp nhất khu vực.
Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận đang thu mua heo hơi ở mức 78.000 đồng/kg.
Mức giá cao nhất khu vực là 79.000 đồng/kg được ghi nhận tại Ninh Thuận.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên được thương lái thu mua trong khoảng 74.000-79.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam giảm từ 1.000-2.000 đồng/kg
Thị trường heo hơi miền Nam ghi nhận mức giảm rải rác ở nhiều địa phương trong hôm nay.
Cùng giảm 1.000 đồng/kg, TP. Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang đang thu mua heo hơi với giá từ 78.000-79.000 đồng/kg.
Tại hai tỉnh Bình Dương và Vũng Tàu, giá thu mua heo hơi đạt 78.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Vĩnh Long, Bến Tre là hai địa phương giao dịch heo hơi cao nhất khu vực, ở mức 80.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất cả nước.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam được giao dịch trong khoảng 77.000-80.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn, lượng heo về chợ trong ngày 17/2 là 1.270 con, tình hình buôn bán có nhiều tín hiệu tích cực.
Chăn nuôi heo 2021 đứng trước nhiều thách thức
Năm 2021, ngành nông nghiệp Thủ đô nói riêng cũng như ngành nông nghiệp cả nước nói chung còn đứng trước những thách thức và khó khăn.
Về chăn nuôi, thời điểm thành phố rải rác có dịch tả heo châu Phi, ba đoàn làm việc của Sở Nông nghiệp Hà Nội đã tích cực đi các huyện để cùng bàn giải pháp phòng chống, giúp giữ ổn định đàn trâu bò, phát triển đàn gia cầm.
Mục tiêu là bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung thịt heo trong lúc chờ tổng đàn heo của toàn thành phố phục hồi theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học đạt 1,4 triệu con.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã quyết tâm cao, chủ động giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành nông nghiệp. Theo đó, sản lượng thịt hơi xuất chuồng dự kiến đạt 13 nghìn tấn, đàn heo đạt khoảng 1,8 triệu con, gia cầm khoảng 38-40 triệu con.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, ngành chăn nuôi Hà Nội cần thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống, ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý giống, thực hiện bình tuyển đánh số, gắn chíp ghi chép theo dõi và đánh giá chất lượng. Cùng với đó, chuyển đổi đối tượng đầu tư cho phù hợp vùng miền.
Các địa phương cũng cần tiếp tục rà soát chiến lược phát triển ngành với từng đối tượng vật nuôi cụ thể để điều chỉnh quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường; phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực. Duy trì và phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi tiên tiến, kết hợp với phát triển chăn nuôi hữu cơ, sinh thái.
Ngoài ra, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi công nghiệp vào chăn nuôi gia trại, nông hộ như chuồng sàn; máng ăn, máng uống tự động; chăn nuôi theo hướng VietGAP, chăn nuôi sinh thái tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.