Giá heo hơi hôm nay 30/3: Giá heo hơi lặng sóng, quy mô chăn nuôi nông hộ đang bị thu hẹp lại. (Ảnh: Chí Nhân) |
Giá heo hơi hôm nay 30/3
* Thị trường heo hơi tại miền Bắc không ghi nhận biến động mới về giá so với ngày hôm qua.
Cụ thể, mức giao dịch thấp nhất khu vực tiếp tục được ghi nhận tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình là 48.000 đồng/kg.
Cao hơn một giá ở mức 49.000 đồng/kg gồm các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại tiếp tục thu mua heo hơi với giá 50.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg.
* Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng.
Hiện tại, giá heo hơi tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi đang neo ở mức 48.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Trong khi đó, heo hơi tại Lâm Đồng và Bình Thuận vẫn được giao dịch ở ngưỡng cao nhất là 51.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại duy trì thu mua ổn định trong khoảng 49.000 - 50.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 48.000 - 51.000 đồng/kg.
* Ở khu vực phía Nam, giá heo hơi hôm nay cũng lặng sóng theo xu hướng chung của thị trường.
Theo đó, 52.000 đồng/kg là giá heo hơi cao nhất có mặt tại Vũng Tàu và Cà Mau.
Heo hơi tại Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Kiên Giang đang được giao dịch với giá 51.000 đồng/kg. 50.000 đồng/kg là mức giá thu mua được ghi nhận tại các tỉnh thành còn lại.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg.
* Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai vừa có văn bản kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc gia hạn nợ, giảm lãi suất cho người chăn nuôi.
Trong văn bản, Hiệp hội nêu rõ, hơn một năm qua, hệ lụy của dịch Covid-19 khiến giá nguyên liệu thức ăn tăng, giá bán heo thấp dưới giá thành đã bào mòn sức sản xuất của người chăn nuôi. Với giá bán 48.000 - 50.000 đồng/kg, mỗi con heo xuất chuồng thì các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi đã lỗ tới gần 1 triệu đồng.
Các công ty, trang trại trong nước và nông hộ ngoài việc gồng mình chịu đựng tình hình chung còn gặp áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với nhiều thế mạnh từ nguồn vốn dồi dào và là ông chủ trên toàn chuỗi giá trị.
Số liệu thống kê cho thấy, quy mô chăn nuôi nông hộ đang dần bị thu hẹp lại, 10 năm trước Việt Nam có 10 triệu hộ chăn nuôi thì nay chỉ còn không tới 2 triệu hộ. Trong bối cảnh khó khăn nay, nhiều công ty, trang trại và người chăn nuôi trong nước không thể tiếp cận ngân hàng, thậm chí phải vay nóng mua cám, duy trì đàn vật nuôi.
Do vậy, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước gia hạn nợ gốc, giảm một phần lãi suất như chính sách hỗ giai đoạn Covid-19 cho các doanh nghiệp, trang trại và hộ chăn nuôi trong nước. Đề nghị các ngân hàng trong mảng nông nghiệp tiếp tục gia hạn các gói tín dụng cho các chi nhánh, đưa vốn đến các vùng chăn nuôi trọng điểm.