Già hoá dân số, chi phí chăm sóc sức khoẻ gia tăng đe dọa Quỹ Bảo hiểm y tế của Trung Quốc

Hồng Châu
Khi dân số ngày càng già hoá và nhận thức của người dân về sức khỏe được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ vì thế cũng ngày càng gia tăng, chi tiêu cho lĩnh vực này cũng lớn hơn, gây áp lực đáng kể cho hệ thống an ninh y tế của Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Già hoá dân số, chi phí chăm sóc sức khoẻ gia tăng đe dọa Quỹ Bảo hiểm y tế của Trung Quốc
Người dân Trung Quốc đang đầu tư nhiều hơn cho sức khỏe và sống lâu hơn, dẫn đến chi phí y tế ngày càng gia tăng. Ảnh minh họa. (Nguồn: SCMP)

Chỉ trong vòng hai tuần, để chi trả cho căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ mãn tính, bà Li Ying (67 tuổi) đã tiêu hết sạch khoản lương hưu ít ỏi hàng tháng 2.000 NDT (khoảng 275 USD).

Mặc dù đang sống tại tỉnh Chiết Giang, một trong những khu vực có mức sống cao và chế độ phúc lợi xã hội khá tốt nhưng bà Li Ying vẫn lựa chọn sống một cuộc sống thanh đạm và tiết kiệm. Đây là xu hướng khá phổ biến đang được nhiều người về hưu Trung Quốc ủng hộ và làm theo trước triển vọng kinh tế đầy bất định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, xu hướng này đi ngược lại với nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.

Gia tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ

Dù được hỗ trợ bởi chương trình chăm sóc sức khỏe của Nhà nước, theo đó có thể được hoàn trả tới 70% chi phí chăm sóc nội trú và nhiều nhất là 800 NDT/năm cho chăm sóc ngoại trú, bà Li Ying vẫn phải sử dụng phần lớn tiền tiết kiệm cá nhân để trang trải khoản chi phí điều trị còn lại.

“Bước sang tuổi ngoài 60, mỗi khi mắc bệnh, dù nhỏ đến đâu đều trở nên nghiêm trọng và tốn một khoản chi phí khá lớn, nhiều hơn tất cả các hóa đơn y tế gộp lại những năm trước đó. Gánh nặng này chắc chắn sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi tôi già đi”, bà Li Ying than thở.

Bà Li Ying thuộc số 209,78 triệu người ở độ tuổi trên 65 của Trung Quốc đang phải đối mặt với chi phí chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng ở quốc gia này.

Khi dân số ngày càng già hoá và nhận thức của người dân về sức khỏe được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ vì thế cũng ngày càng gia tăng, chi tiêu cho lĩnh vực này lớn hơn, gây áp lực đáng kể cho hệ thống an ninh y tế của Trung Quốc.

Tin liên quan
Trung Quốc: Cuộc sống cô đơn của người già ở các ngôi làng Trung Quốc: Cuộc sống cô đơn của người già ở các ngôi làng

Một mặt, Bắc Kinh coi đây là cơ hội để thúc đẩy tiêu dùng, theo kế hoạch 20 điểm được công bố gần đây nhằm kích thích chi tiêu hộ gia đình và các nỗ lực bao gồm thúc đẩy điều trị y học cổ truyền Trung Quốc, bệnh viện trực tuyến và dịch vụ phục hồi chức năng.

Mặt khác, chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng trong bối cảnh dân số già nhanh chóng gióng lên hồi chuông cảnh báo về tính bền vững của quỹ bảo hiểm y tế Trung Quốc, khiến các nhà chức trách phải có những hành động cứng rắn để điều tiết.

Năm ngoái, chi phí cho chăm sóc sức khoẻ hiện chiếm trung bình 8,6% chi tiêu của một người dân Trung Quốc, tăng từ 6,5% vào năm 2016, theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia (NBS). Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 10,8% lên 14,9%.

Lu Yiming, đồng sáng lập Shanghai Medmotion Medical Management, công ty đang sở hữu hai trung tâm phục hồi chức năng trong thành phố, cho biết doanh thu hàng tháng đã tăng ít nhất 5 lần kể từ khi được thành lập vào năm 2018 do có ngày càng nhiều người dân sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là sau phẫu thuật.

“Năm 2018, doanh thu của chúng tôi là từ 100.000 đến 200.000 NDT/tháng, giờ đã lên tới 1 triệu NDT/tháng. Trước đây, hầu hết bệnh nhân của chúng tôi là do các bác sĩ phẫu thuật giới thiệu và một số ít cá nhân giàu có. Tuy vậy, giờ đây hơn một nửa số khách hàng quen là do những người xung quanh giới thiệu”, ông Lu Yiming nói.

Giáo sư He Wenjiong, Phó giám đốc Hiệp hội an sinh xã hội Trung Quốc, cho biết: “Với mức sống được cải thiện, người dân đang quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Nhu cầu của cộng đồng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiếp tục tăng lên khi xã hội ngày càng già hoá”.

Sau khi phục hồi nhanh chóng ở quý đầu tiên của năm 2023, đà tăng trưởng này của nền kinh tế Trung Quốc đang giảm dần, một phần là do niềm tin của người tiêu dùng dần yếu đi.

“Cần lưu ý có sự khác biệt giữa tiêu dùng cho sức khỏe và cho điều trị y tế. Chúng tôi hy vọng, người dân ít gặp vấn đề về sức khoẻ nhất có thể, nhưng nếu không may mắc bệnh sẽ có thuốc, dịch vụ phù hợp và một cơ chế hiệu quả để đảm bảo người dân có đủ khả năng chi trả”, Giáo sư He nói.

Ảnh hưởng tới Quỹ Bảo hiểm y tế quốc gia

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, già hoá dân số cùng với lực lượng lao động bị thu hẹp, thu nhập cá nhân tăng trưởng chậm là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự bền vững của Quỹ Bảo hiểm y tế quốc gia.

Dù vậy, những nỗ lực cải cách gần đây của Chính phủ Trung Quốc như mở rộng chương trình mua sắm thuốc tập trung, giúp giảm giá thành nhiều loại thuốc hay “mạnh tay” với nạn tham nhũng trong ngành y tế… đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện hiệu quả và tăng tính bền vững của Quỹ.

Tin liên quan
Trung Quốc lại Trung Quốc lại 'chạm tay' vào cú sốc mới

Trước những lo ngại vỡ Quỹ Bảo hiểm y tế quốc gia, Bắc Kinh dự kiến cho phép thêm vốn tư nhân tham gia vào thị trường chăm sóc sức khoẻ để giảm bớt áp lực cho Quỹ.

Theo một báo cáo hàng năm của NBS về chăm sóc sức khỏe, tính đến tháng 12/2022, Trung Quốc có khoảng 25.000 bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, hơn gấp đôi so với khoảng 12.000 cơ sở công lập. Dù vậy, các bệnh viện tư nhân chưa phải là lựa chọn hàng đầu của người dân do chi phí khám chữa bệnh thường khá cao và việc thiếu niềm tin vào tay nghề của các bác sĩ.

Theo dữ liệu gần đây nhất từ NHC, 160 triệu lượt bệnh nhân đã được ghi nhận tại các bệnh viện tư nhân trong quý I/2023, so với 800 triệu lượt khám tại các bệnh viện công.

Li, một nông dân ở tỉnh Chiết Giang, cho biết bà không đủ tiền để đến thăm khám tại các bệnh viện tư và “nếu không có bảo hiểm y tế, tôi thậm chí còn không đủ khả năng chi trả tại các bệnh viện công”.

Mỹ tăng 'đánh bắt gần bờ' và giảm thiểu rủi ro, kinh tế Trung Quốc đối mặt 'con đường đầy gập ghềnh'?

Mỹ tăng 'đánh bắt gần bờ' và giảm thiểu rủi ro, kinh tế Trung Quốc đối mặt 'con đường đầy gập ghềnh'?

Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch mà Trung Quốc và phần còn lại của thế giới mong chờ vẫn chưa thành hiện thực. ...

Già hóa dân số khiến bất động sản, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi Trung Quốc 'hút' khách

Già hóa dân số khiến bất động sản, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi Trung Quốc 'hút' khách

Ngày càng có nhiều các nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế đổ tiền vào các dự án bất động sản chăm sóc người ...

Khủng hoảng nhân khẩu học, nỗi lo 'chưa giàu đã già' ám ảnh Trung Quốc

Khủng hoảng nhân khẩu học, nỗi lo 'chưa giàu đã già' ám ảnh Trung Quốc

Trung Quốc đã chính thức xác thực tình trạng sụt giảm của dân số vào tháng 1/2023 vừa qua. Điều này khiến cho nhiều nhà ...

Trung Quốc 'hụt hơi' trong nỗ lực ứng phó với khủng hoảng dân số già

Trung Quốc 'hụt hơi' trong nỗ lực ứng phó với khủng hoảng dân số già

Dân số Trung Quốc đang già hóa nhanh chóng nhưng dường như Bắc Kinh khá lúng túng và chưa có kế hoạch bắt kịp được ...

Xu hướng ở Trung Quốc: Nhiều người già trở lại làm việc sau khi nghỉ hưu

Xu hướng ở Trung Quốc: Nhiều người già trở lại làm việc sau khi nghỉ hưu

Nhu cầu việc làm cho người già ở Trung Quốc gia tăng trong bối cảnh vấn đề già hóa dân số trở thành chủ đề ...

(theo SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hoà Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền, Thị trưởng thành phố Santo Domingo Carolina Mejia.
Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Đề xuất 6 ưu tiên trong hợp tác với Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Giáo dục cấp cao về đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng ...
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động