Nhỏ Bình thường Lớn
Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng:

Gia Lai sẵn sàng vững bước trên chặng đường mới

Bước vào nhiệm kỳ mới 2020-2025, Đảng bộ, Lãnh đạo và nhân dân tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu đưa địa phương phát triển nhanh bền vững, giàu bản sắc và trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên vào năm 2030.
Gia Lai sẵn sàng vững bước trên chặng đường mới
Đường Phạm Văn Đồng. TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Đức Thụy/Baogialai)

Gia Lai là địa phương có tiềm năng, lợi thế ở khu vực Tây Nguyên; có vị trí quan trọng trên tuyến hành lang Đông- Tây; có lợi thế về giao thông, giao lưu quốc tế thuận lợi với hệ thống sân bay, cửa khẩu quốc tế; là địa phương có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu thuận lợi và dân số; đất và người Gia Lai còn sở hữu bề dày truyền thống lịch sử, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc…

Thời cơ, thuận lợi và khó khăn đan xen thách thức

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 -2020, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tỉnh còn gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản giảm, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề bảo vệ chủ quyên và an ninh chính trị vẫn còn tiểm ẩn những yếu tổ phức tạp... Song, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so Nghị quyết đề ra.

Các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm đạt 7,83%, vượt Nghị quyết đề ra. Quy mô kinh tế tăng đáng kể, GRDP đến năm 2020 đạt 80.990 tỷ đồng, gấp 1,65 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 52,54 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển theo hướng liên kết chặt chẽ các vùng trong tỉnh và khu vực Tây Nguyên cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung. Các vùng động lực của Tỉnh được tập trung vốn đầu tư để phát triển theo Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, từng bước khẳng định và phát huy vai trò thúc đẩy các vùng kinh tế khác phát triển.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng được quan tâm đầu tư. Bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ nét, nông thôn mới khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hạ tầng kỹ thuật vùng biên giới được chú trọng, đặc biệt, tập trung đầu tư cho Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh để hỗ trợ đô thị Đức Cơ trở thành vùng động lực khu vực các huyện biên giới.

Gia Lai cũng bước đầu triển khai thực hiện tối tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động kết nối với một số đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước tại Việt Nam, tổ chức các hội nghị, thành lập các đoàn xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư vào tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn công tác, doanh nghiệp, chuyên gia nước ngoài đến thăm, làm việc để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư. Tăng cường cung cấp thông tin thị trường trong nước và ngoài nước cho các doanh nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh xây dựng thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng phát triển thị trường, thực hiện ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh và bắt kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh có nhiều chuyển biến; Cơ sở hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư; Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; Công tác xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, có nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả.

17 nhóm chỉ tiêu và 4 trọng tâm mới để phát triển nhanh và bền vững

Bước vào một thời kỳ mới, sự phát triển tư duy lý luận, định hướng chiến lược của Đảng, đưa đất nước vào một giai đoạn phát triển mới. Gia Lai cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước sẽ đón bắt những thời cơ, thuận lợi và khó khăn đan xen thách thức do quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước mang lại, cũng như thực hiện theo những định hướng, chiến lược phát triển đất nước đã được vạch rõ.

Trước mắt, một nhiệm kỳ 2020-2025 thật thành công rất quan trọng, để tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo. Triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Định hướng đưa Gia Lai tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, giàu bản sắc và hướng đến trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên vào năm 2030 như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) vừa qua đã xác định, Gia Lai phải nỗ lực vận dụng và triển khai toàn diện, đồng bộ nhiều chủ trương, đường lối phát triển gắn với các nhiệm vụ, giải pháp căn bản trên các lĩnh vực.

Gia Lai sẵn sàng vững bước trên chặng đường mới
Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên, có vị trí quan trọng trong Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia. (Nguồn: Baogialai)

Về chủ trương, đường lối phát triển, nhất thiết Gia Lai phải ưu tiên thực hiện chiến lược và các chính sách phát triển của địa phương đặt trong quy hoạch tổng thể quốc gia về tăng trưởng xanh, quy hoạch vùng Tây Nguyên; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực quốc gia.

Đồng thời với đó, Gia Lai sẽ phải khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của mình và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các địa phương trong khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Theo định hướng trong thời gian tới, Gia Lai sẽ tập trung nghiên cứu để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu. Cùng với đó, sẽ phát triển nhanh các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch.

Tỉnh sẽ từng bước điều chỉnh sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa các vùng trong tỉnh cũng như chú trọng công tác giảm nghèo bền vững và chăm sóc sức khỏe người dân gắn với triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Trong kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa qua, việc đánh giá toàn diện kết quả đạt được, chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm sâu sắc, đúc kết thực tiễn trong quá trình tổ chức thực hiện, là cơ sở vững chắc để xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp đề ra cho giai đoạn phát triển 5 năm tới.

17 nhóm chỉ tiêu chủ yếu, trong đó đặc biệt nhấn mạnh 4 chương trình trọng tâm cần triển khai thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025, bao gồm: (1) Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. (2) Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực. (3) Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch. (4) Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Như vậy, cùng với ưu tiên triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm ổn định xã hội và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, nhất là trong cộng đồng đồng bào các dân tộc anh em trên địa bàn. Các lĩnh vực khoa học- công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng sẽ được địa phương thúc đẩy mạnh mẽ nhằm tận dụng tốt mọi thời cơ cho phát triển, nhất là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (4.0) và xây dựng kinh tế số, xã hội số.

Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Gia Lai trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc và đến năm 2030 trở thành vùng động lực của khu vực Tây Nguyên, có vị trí quan trọng trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia.

Ngoài những định hướng phát triển đó, để đảm bảo phát triển thực sự bền vững, hiện Đảng bộ Gia Lai cũng đang đề ra nhiều giải pháp và chỉ đạo tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể, nhất là tập trung phát triển kinh tế- xã hội kết hợp với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế; đồng thời giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia cũng như duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam- Campuchia, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí cũng như các tệ nạn, nhất là nạn buôn lậu qua biên giới ngay tại khu vực biên giới giáp ranh với các địa phương nước bạn.

Tuy nhiên, trước mắt, với quy mô kinh tế nhỏ, sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế còn thấp trong điều kiện đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, thực tế đang đòi hỏi Gia Lai phải quyết tâm thực hiện thành công “mục tiêu kép” - vừa đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời phát triển kinh tế bền vững; chú trọng làm giảm sự chênh lệch về phát triển kinh tế- xã hội giữa các địa bàn, khu vực trong tỉnh; đồng thời đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bắc Ninh: Đưa khoa học-công nghệ thành động lực phát triển then chốt

Bắc Ninh: Đưa khoa học-công nghệ thành động lực phát triển then chốt

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo tạo bứt phá trong năng suất, chất lượng, hiệu quả, ...

Hà Giang nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện với các tỉnh biên giới Trung Quốc

Hà Giang nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện với các tỉnh biên giới Trung Quốc

Quan hệ chặt chẽ giữa Hà Giang với Vân Nam và Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã đạt được những ...