Giá tiêu hôm nay 10/8: Giữ đà tăng, cao nhất 77.500đ/kg. (Nguồn: Wonder Black Pepper) |
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 10/8, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.375 Rupee/tạ (cao nhất), 41.350 Rupee/tạ (thấp nhất), tăng nhẹ so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 5-11/8/2021 là 312,13 VND/IRN.
| Bất động sản mới nhất: Giao dịch nhà đất giảm 60-70%, dự báo giá đất cuối năm, choáng với giá rao bán nhà phố cổ Hà Nội |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 73.000 - 77.500 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 73.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (75.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (76.000 đ/kg); Bình Phước (76.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 77.500 đ/kg.
Đối với hồ tiêu Việt Nam, Mỹ là thị trường chính và là thị trường quan trọng với lượng xuất khẩu chiếm 20 - 25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại.
Bên cạnh đó, các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) cũng là thị trường trọng điểm và là nơi hướng đến của hầu hết các doanh nghiệp trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) thúc đẩy tăng sức mua.
Tuy nhiên, đây lại là hai tuyến vận chuyển đường biển có mức tăng giá cước phi mã và bất thường nhất với mức tăng khoảng 1.500 - 2.000 USD cho một container 40 feet sau mỗi 2 tuần.
So với thời điểm 2020, hiện cước vận chuyển đi châu Âu tăng tới 15.000 USD/ container, tức là tăng hơn 13 lần so với mức giá đầu năm 2020. Tương tự, cước vận chuyển đi Mỹ tăng 5 - 6 lần lên 13.500 USD.
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến các công ty vận tải biển thực hiện cắt giảm công suất trên quy mô lớn, thêm vào đó là tình trạng tắc nghẽn cảng, tình trạng thiếu container rỗng và một số cảng lớn đóng cửa một phần đã ảnh hưởng lớn giá cước vận tải.
Ông Phan Minh Thông - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh, đưa ra tính toán, với giá cước hiện tại là 15.000 USD/container vận chuyển đi EU, mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 500 container thì sẽ bị bội chi đến 5 triệu USD so với tính toán ban đầu.
“Trước khi xảy ra dịch bệnh, có 30 hãng tàu chính phục vụ vận chuyển quốc tế. Đại dịch khiến 18 hãng phá sản, 12 hãng còn lại đẩy giá liên tục, các doanh nghiệp xuất khẩu không có quyền lựa chọn, đàm phán, phải tranh nhau để có chỗ trên tàu”, ông Phan Minh Thông nói.
Theo dự báo của SSI Research, giá cước có thể sẽ đạt đỉnh vào quý IV/2021, sau đó sẽ điều chỉnh nhẹ vào nửa đầu năm 2022. Giá cước có thể giảm đáng kể trong năm 2023 khi nguồn cung tàu mới đi vào hoạt động, nhưng duy trì ở mức cao hơn mặt bằng trước dịch Covid-19.
Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang cho biết, hiện nay, việc vận chuyển container đi châu Âu và Mỹ đều do các hãng tàu nước ngoài đảm nhận. Do đó, Việt Nam khó có thể can thiệp điều chỉnh giá.
Từ thực tế trên, việc điều chỉnh giá cước chưa thể 1 sớm 1 chiều khiến xuất khẩu nông sản nói chung, hồ tiêu Việt Nam nói tiêng tiếp tục gặp khó khăn. Buộc mặt bằng giá nông sản tiếp tục tăng để bù vào giá vận chuyển.
| Ảnh ấn tượng tuần 2-8/8: Diễn biến mới nhất vụ vận động viên Belarus đào tẩu, bấn loạn vì Covid-19 và ông Biden tạo dáng giống tiền bối Diễn biến mới nhất vụ vận động viên Belarus đào tẩu, nỗi buồn Covid-19, hỏa hoạn ở nhiều nước, ông Biden tạo dáng giống Tổng ... |
| Bất động sản mới nhất: Nhà cho thuê vật vã vì Covid-19, ‘sóng ngầm’ bất động sản công nghiệp; quy định về sở hữu nhà với người nước ngoài Nhà cho thuê vật vã vì Covid-19, ‘sóng ngầm’ địa ốc công nghiệp; quy định về sở hữu nhà với người nước ngoài… là những ... |