Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 38.866,65 Rupee/tạ, giữ nguyên so với phiên trước. (Nguồn: reNature) |
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 38.866,65 Rupee/tạ, giữ nguyên so với phiên trước.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 13-19/5/2021 là 315,27 VND/INR.
| Giá vàng hôm nay 14/5: Bật lên từ 'cuối dốc', lạm phát phi mã rình rập, vàng sẽ có những ngày tốt nhất? Thông tin lạm phát cao và đồng USD tăng bất ngờ tác động tiêu cực đến giá vàng. Suốt cả ngày hôm qua (13/5) là ... |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 63.000 - 68.500 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 63.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (64.000đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (66.500 đ/kg); Bình Phước (67.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 68.500 đ/kg.
Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 4/2021 đạt 32.232 tấn, tăng 819 tấn, tức tăng 2,61 % so với tháng trước và giảm 3.713 tấn, tức giảm 10,33% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 93.557 tấn tiêu các loại, giảm 22.794 tấn, tức giảm 19,59 % so với khối lượng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020.
Hiện nay, Việt Nam đã hoàn thành vụ thu hoạch mùa hồ tiêu mới. Ước tính sản lượng hồ tiêu vụ này đạt khoảng 180.000 tấn, giảm 25 - 30% so với năm trước. Dù con số chính thức chưa được công bố, nhưng nhiều chuyên gia nhìn nhận mức dự đoán trên là hợp lý.
Dựa trên mức này, mới đây, theo VOH, chuyên gia Nguyễn Vịnh đã đưa ra nhận định: Sản lượng hồ tiêu vụ năm nay ước khoảng 180.000 tấn, đầu cơ các năm trước còn khoảng 30.000 tấn, nhập khẩu năm nay khoảng 30.000 tấn, dự kiến tổng tồn kho sẽ là 240.000 tấn.
Các đơn vị đã xuất khẩu 4 tháng đầu năm 93.000 tấn, dành cho tiêu thụ trong nước khoảng 12.000 tấn. Như vậy, tổng lượng tiêu trong nước hiện tại còn khoảng 240.000 – (93.000 + 12.000) = 135.000 tấn.
Tuy nhiên, trong số này ước các đại lý và đầu cơ nội địa đã nắm khoảng 40.000 tấn, các doanh nghiệp xuất khẩu nắm 20.000 tấn và các doanh nghiệp FDI nắm khoảng 40.000 tấn. Nên trong dân chỉ còn 35.000 tấn. Vị chuyên gia này đưa ra câu hỏi: Xuất khẩu năm nay còn 8 tháng nữa, ít nhất cần 160.000 tấn, vậy nguồn cung sẽ lấy đâu ra để bù đắp?
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây cũng cho biết, niên vụ 2020-2021, sản lượng hạt tiêu của cả nước dự kiến sẽ giảm mạnh, nhưng xu hướng sản xuất theo hướng bền vững gia tăng ở nhiều nơi.
Cơ quan này dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời gian tới sẽ đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch CovidD-19. Giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng mạnh trong quý I/2021 đã giảm trong tháng 4/2021 và 2 tuần đầu tháng 5 tiếp tục giảm nhẹ ở một số địa phương.