thời gian qua, giá hồ tiêu liên tục tăng cao, nhưng, lượng hồ tiêu giao dịch trên thị trường lại giảm mạnh. |
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 39.600 Rupee/tạ (cao nhất) và 39.500 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm 100 Rupee/tạ so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 23/4 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 307,65 VND/INR.
| Ảnh ấn tượng tuần (19-25/4): Tang tóc Covid-19 ở Ấn Độ, Nga-Ukraine giảm nhiệt, nóng vụ Navalny và thảm họa chìm tàu Indonesia Làn sóng dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, Ấn Độ căng hơn dây đàn; xung đột Nga-Ukraine giảm nhiệt, nóng vụ ông Navalny… là ... |
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 65.000 - 69.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 65.000đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (67.000đ/kg); Bình Phước (68.000đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 69.000đ/kg. Giá tiêu tăng, nhưng giao dịch giảm mạnh
Theo bài viết mới đây trên Báo Đắk Nông, thời gian qua, giá hồ tiêu liên tục tăng cao, nhưng, lượng hồ tiêu giao dịch trên thị trường lại giảm mạnh. Theo một số nhà đầu tư, nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân, doanh nghiệp đang “găm” hàng chờ giá tăng cao hơn.
Hiện nay, phần lớn nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã cơ bản thu hoạch xong vụ hồ tiêu. Dù đang ở thời điểm được giá, nhưng nhiều người dân vẫn chưa xuất bán hồ tiêu, với kỳ vọng mức giá sẽ tiếp tục tăng.
Gia đình chị Trần Thị Quyên, ở huyện Đắk Song, vừa thu hoạch xong vụ hồ tiêu 2020-2021. Theo chị Quyên, với 3 ha hồ tiêu, gia đình thu được hơn 10 tấn hạt. Do cần tiền trang trải hàng ngày nên gia đình chị đã bán 5 tấn hồ tiêu khô, với giá 80.000 đồng/kg. Số tiêu còn lại, gia đình chị cất trong kho, chưa vội bán, vì chờ giá tăng cao hơn.
Còn bà Tạ Thị Bằng, chủ doanh nghiệp thu mua nông sản Quang Vinh (Đắk Song) cho biết, thời điểm này năm trước, doanh nghiệp xuất bán được khoảng 7.500 tấn hồ tiêu. Tuy nhiên, năm nay, giao dịch mua bán hồ tiêu lại trầm lắng, cho dù giá cả cao hơn hẳn.
Cụ thể, năm nay bà Bằng mới xuất bán được 3.500 tấn tiêu khô và trong kho chỉ còn lại vài trăm tấn. Nguyên nhân chính là do nhiều người dân còn "găm" hàng để chờ giá lên.
Tại huyện Đắk R’lấp, ông Huỳnh Văn Ngọc, chủ doanh nghiệp thu mua nông sản Kim Ngọc cũng cho rằng, năm nay, lượng hồ tiêu giao dịch trên thị trường giảm hẳn so với năm 2020.
Cụ thể, cùng thời điểm này vào năm trước, doanh nghiệp thu mua được khoảng hơn 1.500 tấn hồ tiêu. Tuy nhiên, năm nay, doanh nghiệp mới thu mua được khoảng 700 tấn tiêu khô, giảm một nửa..
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, hiện nay, nhu cầu sử dụng hồ tiêu trên toàn thế giới đạt khoảng 510.000 tấn/năm. Nhiều năm qua, nhu cầu sử dụng hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng bình quân 2-3%/năm. Còn sản lượng hồ tiêu toàn cầu hàng năm tăng từ 8-10%. Điều này cũng đồng nghĩa, nguồn cung hồ tiêu trên thế giới vẫn lớn hơn cầu rất nhiều.
Giá hồ tiêu tăng cao đã kích thích nhà đầu tư nhỏ và một bộ phận người dân mua vào, bán ra. Còn đối với nhà đầu tư lớn, hầu như không có tình trạng này, bởi theo họ, "găm" hàng trong thời điểm hiện nay là một "nước cờ" hết sức mạo hiểm.
Nếu lượng hồ tiêu từ nước ngoài tràn vào, giá tiêu có thể sẽ giảm. Việc đầu cơ, "găm" hàng hiện nay đang ở mức cao và mức giá bán ra có thể giảm mạnh trong thời gian tới.
Trữ lượng hồ tiêu Việt Nam đang chiếm khoảng 50-60% thị phần thế giới. Do đó, khi người dân và nhà đầu tư "găm" hàng sẽ tác động rất lớn đến thị trường.
"Găm hàng cũng đồng nghĩa với găm vốn. Điều này thì khó có ai duy trì được lâu", một chủ doanh nghiệp chia sẻ.