Giá tiêu hôm nay 30/8/2024: Thị trường biến động, khách hàng nhập khẩu hưởng lợi nhiều nhất, doanh nghiệp xuất khẩu chịu thiệt hại lớn. (Nguồn: Pixabay) |
Giá tiêu hôm nay 30/8/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 142.000 – 143.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 143.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (142.000 đồng/kg); Đắk Lắk (143.5000 đồng/kg); Đắk Nông (143.000 đồng/kg); Bà Rịa - Vũng Tàu (142.000 đồng/kg) và Bình Phước (142.000 đồng/kg).
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/8): Nga kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng, xuất khẩu Hàn Quốc ấn tượng |
Như vậy, sau hai ngày đi ngang, giá tiêu trong nước hôm nay quay đầu giảm nhẹ ở các địa phương trọng điểm, mức giảm 500 – 1.000 đồng/kg. Giá tiêu cao nhất ở mốc 143.500 đồng/kg.
Từ đầu năm đến nay, giá tiêu đã có đợt tăng phi mã khi mức hiện tại cao gấp đôi so với đầu năm. Đỉnh điểm hồi tháng 6, giá tiêu đạt gần đỉnh 8 năm ở mức 180.000 đồng/kg.
Câu chuyện về giá tăng cao luôn có ảnh hưởng hai mặt, sẽ có một nhóm hưởng lợi và nhóm chịu thiệt. Chia sẻ tại hội nghị sơ kết của Hiệp hội Hồ tiêu - Cây gia vị (VPSA) mới đây, ông Hồ Trí Nhuận, Giám đốc Công ty Gohan, cho biết khách hàng nhập khẩu là người được hưởng lợi nhiều nhất trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu chịu thiệt hại lớn.
“Thời điểm tháng 5, 6, lượng hàng xuất khẩu tăng đột biến. Đây cũng là lúc giá tiêu đạt đỉnh 170.000 - 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá xuất khẩu chỉ khoảng 100.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp buộc phải mua giá cao, bán giá thấp. Trong khi đó, các nhà nhập khẩu bán với giá 140.000 đồng/kg ở nước sở tại”, ông Nhuận chia sẻ.
Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ đến từ nguồn cung suy giảm (ảnh hưởng bởi thời tiết và xu hướng chuyển đổi cây trồng của người dân), mà còn bắt nguồn từ giới đầu cơ.
Theo ông Nhuận, nhiều người “ôm” tiêu từ đầu năm và đã chốt lời nhưng sau đó, họ lại mua với giá đỉnh. Tổng thể thị trường, người lỗ nhiều hơn người có lời. Người có lời thì chỉ khoảng 5.000 đồng/kg nhưng người lỗ thì lên tới 30.000 - 40.000 đồng/kg.
“Thị trường biến động quá sốc, không đơn giản là vì cung - cầu mà còn do đầu cơ. Tình trạng đầu cơ năm nay quá khủng khiếp. Những doanh nghiệp lớn top đầu cũng phải chịu đau thương khá nặng.” - ông Nhuận nói.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.511 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.450 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 8.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 8.844 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.100 USD/tấn với loại 500 g/l, tăng 4,92%; loại 550 g/l mức 6.500 USD/tấn, tăng 4,62%; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn, tăng 3,41%. IPC tăng giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam sau nhiều ngày đi ngang.
| Tổng thống Mỹ tiếp theo không nên tạo cuộc chiến kinh tế đồng thời với cả Trung Quốc và Nga, đây là lý do Trong bài viết mới đây trên Aljazeer, tác giả Maximilian Hess (*) cho rằng, nếu tổng thống Mỹ tiếp theo quyết định tiến hành một ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/8): Nga kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, Trung Quốc dẫn đầu thị trường vàng, xuất khẩu Hàn Quốc ấn tượng Công suất điện hạt nhân toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục, Nga bắt kịp Nhật Bản về số lò phản ứng hạt nhân, ... |
| Giá tiêu hôm nay 28/8/2024: Thị trường đi ngang, doanh nghiệp băn khoăn về đề xuất đưa hồ tiêu lên sàn giao dịch hàng hóa Giá tiêu hôm nay 28/8/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở hầu hết các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – ... |
| Giá tiêu hôm nay 29/8/2024: Diễn biến giá không như kỳ vọng, nhiều người trồng chờ giá tăng thêm, đánh mất cơ hội Giá tiêu hôm nay 29/8/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở hầu hết các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/8): Nga-Trung Quốc hợp tác ở Bắc Cực, Bắc Kinh-Washington tìm tiếng nói chung, du khách tới Nhật Bản cao kỷ lục Nga-Trung Quốc có kế hoạch mở rộng hợp tác cùng có lợi ở Bắc Cưc, Bắc Kinh-Washington nỗ lực tìm tiếng nói chung, nền kinh ... |