Giá tiêu hôm nay 9/6, giảm nhẹ, xuất khẩu nhận tin kém vui, tiêu Việt sang Mỹ tăng mạnh, thị trường còn khó khăn dài. (Nguồn: Nature Bring) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 71.500 – 75.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (72.500 đ/kg); Bình Phước (73.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.000 đ/kg.
Như vậy, đúng như dự đoán, thị trường trong nước còn gặp nhiều khó khăn, chưa thể bật tăng mạnh và cũng chưa thể kéo dài đà tăng bởi các đơn vị xuất khẩu đã đủ hàng trong khi yếu tố mua từ Trung Quốc chưa rõ ràng.
Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu được 21.929 tấn hồ tiêu các loại. Trong đó tiêu đen đạt 18.855 tấn, tiêu trắng đạt 3.074 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 98,7 triệu USD, tiêu đen đạt 80,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 18,4 triệu USD.
So với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 11,6%, kim ngạch giảm 14,3%. Mặc dù lượng xuất khẩu giảm, tuy nhiên, có đến 3 doanh nghiệp xuất khẩu trên 2.000 tấn trong tháng, đứng đầu là Olam Việt Nam đạt 2.694 tấn, tiếp theo là Trân Châu đạt 2.615 tấn và Phúc Sinh đạt 2.106 tấn.
Nhập khẩu của thị trường Mỹ trong tháng 5 đạt 5.781 tấn, tăng 11,2% so với tháng 4 và tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của Hồ tiêu Việt Nam. Tiếp theo là các thị trường Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE): 2.085 tấn, Ấn Độ: 1.745 tấn, Đức: 1.132 tấn…
Tính đến hết tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu được 101.339 tấn hồ tiêu các loại. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022 đạt 468,4 triệu USD, tiêu đen đạt 373,8 triệu USD, tiêu trắng đạt 94,6 triệu USD.
So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 16,9% tương đương 20.587 tấn và so với cùng kỳ năm 2020 lượng xuất khẩu giảm 31,6%, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng tăng 22,6%, tương đương 86,4 triệu USD so với cùng kỳ 2021.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá hồ tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục đà giảm trong thời gian tới. Nhu cầu tiêu thụ giảm do những tác động tiêu cực từ xung đột ở Ukraine và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc.
Căng thẳng địa chính trị khiến lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này tác động tiêu cực lên hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu toàn cầu.
Hiện nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã mở cửa trở lại, song nhu cầu đi lại của người dân vẫn khá hạn chế. Nguồn hàng được khách hàng sử dụng chủ yếu là hàng đã ký từ 3 - 4 tháng trước.
| Khí đốt là ‘điểm đau’, nỗ lực thoát năng lượng Nga, thập niên bùng nổ cuối cùng của ngành dầu khí đã tới Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó. Nếu không xử lý ... |
| Bất động sản mới nhất: Đề xuất sở hữu chung cư 50 năm, Bộ Xây dựng nói gì? Phân khúc nào không bị kiểm soát tín dụng? Nhà trong ngõ Hà Nội giảm giá Bộ Xây dựng lên tiếng về đề xuất sở hữu chung cư 50-70 năm, Ngân hàng Nhà nước nói về phân khúc không bị kiểm ... |