Giá vàng hôm nay 11/7: Vàng trong nước cao hơn thế giới 19 triệu đồng/lượng
Tin giá vàng mới nhất, mở cửa sáng 11/7, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 67,9 - 68,5 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Chênh lệch giá mua và bán đang là 600.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 67,9 - 68,5 triệu đồng/lượng, giữ nguyên ở cả chiều mua vào và chiều bán so với phiên giao dịch cuối tuần qua. Chênh lệch giá mua vào và bán là 600.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco ở mức 1.745,7 USD/ounce. Tăng 8,5 USD/ounce so với phiên cuối tuần qua.
Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá USD tại Vietcombank sáng 11/7: 1 USD = 23.490 VND, giá vàng thế giới tương đương 49,40 triệu đồng/lượng, thấp hơn 19,1 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC.
Giá vàng trong nước duy trì ở mức cao bất thường bất chấp đà giảm mạnh của giá vàng thế giới. (Nguồn: SJC) |
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 11/7
Giá vàng thế giới “lao dốc không phanh” trong những ngày qua. Kim loại quý gặp khó khăn khi các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất để hạ nhiệt áp lực lạm phát đang gia tăng. Lập trường tích cực của Fed đã đẩy đồng USD lên mức cao nhất trong 20 năm, điều này đã kéo giá vàng xuống một cách dễ dàng để kiểm tra mức hỗ trợ dài hạn ở mức 1.730 USD/ounce. Vàng vẫn dễ bị bán tháo thậm chí còn lớn hơn khi các thị trường sẵn sàng cho một đợt tăng lãi suất mạnh khác của Fed trong tháng 7 này.
Ghi nhận của TG&VN, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, vàng giao ngay trên sàn Kitco chốt mức 1.742,6 USD/ounce, giảm hơn 60 USD so với tuần trước và là tuần giảm thứ tư liên tiếp. Giao dịch kỳ hạn tháng 8 ở mức 1.740,90 USD/ ounce.
Trong khi vàng bị mắc kẹt giữa rủi ro lạm phát gia tăng và lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế, nó đã quay trở lại lấy tín hiệu từ USD, vốn đã được hưởng lợi từ dòng chảy trú ẩn an toàn so với vàng.
Tháng 7 cũng thường là giai đoạn nhu cầu mua vàng chậm lại theo mùa. Ngoài ra, niềm tin vàng là nơi trú ẩn an toàn đã bị xói mòn đáng kể. Trong thời kinh tế khó khăn và nhiều tác động phức tạp như hiện nay, dường như các nhà đầu tư ưa thích đồng USD để trú ẩn an toàn hơn vàng. Tâm lý trên xuất hiện trước bối cảnh lạm phát Mỹ đã tăng trở lại hơn mức dự kiến trong tháng 5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1% so với tháng 4, đưa lạm phát lên mức cao nhất trong 40 năm là 8,6%. Tình trạng trên có thể mở đường cho các đợt tăng lãi suất của Fed trong tháng 7 này và tương lai.
"Điều này sẽ kéo lãi suất vàng xuống thấp hơn, cho đến khi cuộc họp tiếp theo của Fed diễn ra", theo dự báo của Pritam Patnaik, Trưởng bộ phận hàng hóa tại Axis Securities.
Các nhà phân tích lưu ý rằng, những ngày tới, giá vàng thế giới có thể kiểm tra mốc 1.700 USD/ounce và thậm chí có thể thấp hơn ở 1.650 USD. Tuy nhiên, chính mức thấp đó có thể là đáy. Đây chính là lúc các nhà đầu tư có thể quay trở lại với vàng, Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, dự đoán.
Giá vàng SJCđang nằm ngoài quy luật cung cầu, duy trì ở mức cao bất thường bất chấp đà giảm mạnh của giá vàng thế giới. Trong đó, không ít phiên, giá vàng SJC diễn biến trái chiều với giá vàng thế giới. Tức khi giá vàng thế giới giảm mạnh thì giá vàng trong nước vẫn đi ngang hoặc tăng mạnh. Diễn biến bất thường này khiến mức chênh lệch giữa thị trường trong nước và quốc tế ngày càng tăng mạnh.
Giá vàng miếng luôn cao hơn giá vàng thế giới đến mức phi lý. Chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước với thế giới ở mức rất cao, tới gần 20 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua vào và bán ra của vàng miếng SJC cũng rất xa. Giá vàng SJC cũng đắt hơn vàng 9999, nữ trang, vàng nhẫn tới mức khó tin. Luôn có sự chênh lệch lớn giá giữa các thương hiệu.
Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất. Và từ thời điểm đó, vàng miếng SJC đã được chọn làm thương hiệu vàng miếng độc quyền của quốc gia. Ở thời điểm nào đó, Nghị định 24 là phù hợp để giải quyết những vấn đề có tính lịch sử, nhưng đến nay, một số quy định đã không còn phù hợp.
Giới chuyên môn nhận định, nguồn cung vàng SJC đang ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu của người dân lại chủ yếu nhắm vào mặt hàng này. Nếu cơ quan quản lý không có động thái can thiệp, xu hướng nhập lậu vàng theo đường biên mậu sẽ tiếp tục gia tăng.
Ghi nhận của TG&VN, giá vàng thế giới chốt tuần giao dịch (8/7) trên sàn Kitco tại 1.742 USD/ounce.
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên sáng 9/7:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 67,95 – 68,55 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 67,95 – 68,55 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 67,95 – 68,55 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 67,9 – 68,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 67,96 – 68,5 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 51,94 – 52,64 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 51,45 – 52,45 triệu đồng/lượng.
Dự báo giá vàng? sẽ bật lên khi chạm đáy
Mặc dù có một số tâm lý giảm giá đáng kể trên thị trường, nhưng phần nhiều nhà phân tích cho biết, họ vẫn đang tìm kiếm một sự phục hồi trong ngắn hạn, bởi vẫn có sự hỗ trợ vững chắc trên thị trường.
Trong 15 nhà phân tích Phố Wall, 40% lạc quan với giá vàng tuần này, 30% dự đoán giá giảm, số còn lại có quan điểm trung lập. Cuộc thăm dò trực tuyến trên Main Street với 484 nhà đầu tư tham gia cũng cho kết quả khá tương đồng. 42% cho rằng vàng sẽ tăng giá vào tuần tới. 38% phỏng đoán mức giá thấp hơn, trong khi số còn lại giữ quan điểm trung lập, theo khảo sát mới nhất của Kitco News |
Giám đốc chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management Colin Cieszynski, chia sẻ, ông nhận thấy tiềm năng ít nhất là vàng sẽ phục hồi trong ngắn hạn. "Sự sụt giảm gần đây của giá vàng chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi của USD, vốn đã bị đánh giá quá cao về mặt kỹ thuật. Với việc chỉ báo RSI cho XAUUSD bị bán quá mức, vàng có thể phục hồi trong giao dịch ngắn hạn".
Tuy nhiên, dựa trên thực tế, ông cũng cho rằng, với rất nhiều vốn đổ vào Mỹ để tìm kiếm một thiên đường phòng thủ, vàng có thể tiếp tục phải vật lộn với đồng USD".
Michael Moor, người sáng lập Moor Analytics, cũng có quan điểm, giá vàng đang giảm, nhưng đang tiến đến mức cạn kiệt khó có thể giảm sâu hơn, điều này có thể kích hoạt một xu hướng/điều chỉnh tăng giá từ mức cao".
Mặc dù vàng có khả năng giảm giá trong thời gian tới, nhưng một số nhà phân tích cho rằng vẫn có sự hỗ trợ vững chắc trên thị trường.
Phillip Streible, chiến lược gia thị trường trưởng tại Blue Line Futures, nói rằng việc bán tháo có thể được coi là một động thái đầu cơ khi nhiều vị thế mua tự mãn đã rời khỏi thị trường. Các nhà phân tích khác vẫn dự báo giảm giá đáng kể ngay cả khi áp lực bán bị phá vỡ. Tôi không nghĩ rằng, giá sẽ giảm xuống dưới 1.700 USD.
Đối với nhiều nhà phân tích, nếu vàng có tín hiệu quay trở lại, thị trường cần phải chứng kiến sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ. Động thái dự kiến tăng lãi suất 75 điểm cơ bản của Fed vẫn là một cơn gió ngược đầy thách thức đối với vàng.
Một số nhà phân tích và nhà kinh tế lưu ý rằng báo cáo việc làm mới nhất, cho thấy nền kinh tế đã tạo ra 372.000 việc làm vào tháng trước, đã củng cố việc cắt giảm lãi suất. Thị trường đang thấy một số hy vọng rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể thiết kế một hạ cánh mềm khi nó tiếp tục tăng lãi suất.
Nhà phân tích kim loại quý Suki Cooper của Standard Chartered cho biết: "Vàng đã giảm xuống mức đáy tính từ tháng 9/2021 và về mặt kỹ thuật, kim loại quý đang giao dịch trong vùng quá bán - oversold, là tình trạng một tài sản đang giao dịch tại mức giá thấp và có khả năng giá sẽ bật trở lại.