TIN LIÊN QUAN | |
Chiến sự Syria khiến các "đại gia" dầu mỏ "méo mặt" nhìn giá dầu tăng | |
Bất ổn địa chính trị "thổi" giá vàng thế giới |
Đáng chú ý ngày 19/4, giá vàng giao ngay chấm dứt chuỗi bốn phiên đi lên liên tiếp và đảo chiều đi xuống, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ làm mọi việc có thể để cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có được kết quả, làm dịu tình hình bất ổn trên toàn cầu.
Ngoài ra, dự đoán lãi suất Mỹ sắp tăng lên cũng làm giảm tính hấp dẫn của vàng. Lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 2,948% trong ngày 20/4, khiến nhiều nhà đầu tư bỏ qua các “thiên đường trú ẩn an toàn” như vàng để tìm đến trái phiếu và cổ phiếu. Trong khi đó, trong phiên cuối tuần, chỉ số đồng USD tăng 0,4% so với các đồng tiền khác lên 90,26 (điểm).
Giá vàng đang đảo chiều đi xuống. (Nguồn: Informoney) |
Khép lại phiên giao dịch ngày 20/4, tại thị trường Mỹ, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.336,96 USD/ounce. Tính chung cả tuần, mặt hàng này mất 1%. Trong lúc giá vàng giao tháng 6/2018 hạ 10,5 USD (0,8%) xuống 1.338,30 USD/ounce, với mức sụt giảm trong cả tuần là 0,7% - lần giảm đầu tiên trong ba tuần qua.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao ngay mất 0,5% xuống 17,13 USD/ounce, nhưng tăng 3% cả tuần. Giá bạch kim cũng lùi 0,6% xuống 927,40 USD/ounce, khiến kim loại này giảm 0,6% cả tuần.
Điều gì đã khiến giá vàng thế giới tăng mạnh tuần qua? Cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và mối lo về một cuộc chiến tranh thương mại là hai nhân ... |
Chứng khoán, USD đồng loạt giảm sau khi Fed tăng lãi suất Thị trường thế giới đã có những phản ứng đầu tiên ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất chủ ... |
Chứng khoán châu Á "đỏ sàn" sau khi Ngoại trưởng Mỹ bị cách chức Sáng 14/3, các thị trường chứng khoán lớn ở châu Á đã nhanh chóng giảm điểm ngay đầu phiên giao dịch do ảnh hưởng tâm ... |