Giá xăng dầu hôm nay 16/7, giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, tiếp đà tăng mạnh trong phiên giao dịch giữa tuần và bất ngờ giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. (Nguồn: Reuters) |
Giá xăng dầu hôm nay 16/7
Ngay ở phiên đầu tiên của tuần, giá dầu đã giảm chưa đến 1 USD, trượt khỏi mức “đỉnh” 9 tuần mà giá dầu đã xác lập được ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước. Sự trượt dốc bất ngờ này của giá dầu, theo các chuyên gia, là do sự gia tăng khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp vào cuối tháng này. Tuy nhiên, hạn chế đà giảm của giá dầu là việc hai nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia và Nga thông báo cắt giảm nguồn cung dầu thô trong tháng 8.
Tại phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD do đồng USD bật tăng và các nhà kinh doanh dầu chốt lãi từ đợt tăng mạnh trước đó.
Ở 3 phiên giao dịch giữa tuần, giá dầu đã duy trì đà tăng, chạm mức cao nhất trong 10 tuần, và đáng chú ý là tăng vượt ngưỡng 80 USD/thùng.
Sau cú lao dốc ở phiên “mở” tuần, giá dầu bật tăng hơn 2% bởi đồng USD giảm, hy vọng về nhu cầu cao hơn ở các nước đang phát triển và việc cắt giảm nguồn cung của Saudi Arabia và Nga. Theo nhận định của các nhà phân tích, trong phiên giao dịch này, cả dầu Brent và WTI đều đã chạm mức “đỉnh” 10 tuần, và dầu Brent đã ở trong vùng quá mua về mặt kỹ thuật lần thứ hai trong ba ngày.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA nhận xét: “Việc phá vỡ mức cao gần đây (“đỉnh” 9 tuần) có thể được coi là một bước tăng giá có thể tạo đà cho Brent bứt phá trở lại mức giá hơn 80 USD/thùng”.
Đúng như Erlam nhận xét, giá dầu Brent đã tăng vượt mốc 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 5 tại phiên giao dịch giữa tuần mặc dù trong phiên giá dầu đã bất ngờ đảo chiều trượt dốc khi thị trường tiếp nhận thông tin từ Viện Dầu khí Mỹ (API) về sự tăng trong dự trữ xăng dầu của Mỹ.
Giá dầu đã thiết lập hat-trick tăng ngày ở phiên giao dịch thứ tư của tuần. Theo đó, giá dầu tăng hơn 1% lên mức cao nhất trong gần 3 tháng sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ cho thấy lãi suất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã gần chạm mức đỉnh.
Trong tuần, báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng nhẹ 0,2% trong tháng 6. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng 3% - mức tăng hằng năm thấp nhất kể từ tháng 3-2021 và thấp hơn mức tăng 4% trong tháng 5. Lạm phát hằng năm chỉ bằng 1/3 so với tháng 6 năm ngoái, khi giá cả tăng 9,1%.
Lạm phát hạ nhiệt cho thấy chu kỳ tăng lãi suất của nền kinh tế lớn nhất thế giới cuối cùng cũng hạ nhiệt. Tuy nhiên, thị trường vẫn mong đợi một đợt tăng lãi suất nữa của Fed trong tháng này.
Cũng trong tuần, Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 5,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 7/7.
Tuần này, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu 220.000 thùng/ngày so với dự báo của tháng trước. Tuy nhiên, báo cáo của IEA vẫn dự đoán nhu cầu dầu sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, ở mức ở mức 102,1 triệu thùng/ngày.
Báo cáo của OPEC duy trì triển vọng lạc quan về nhu cầu dầu thế giới bất chấp sự suy yếu của nền kinh tế. OPEC đã nâng dự báo tăng trưởng cho năm 2023 và dự đoán chỉ giảm nhẹ vào năm 2024, với Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu.
Nhận xét về giá dầu tuần tới, Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại US Bank Wealth Management, cho biết đà tăng của giá dầu có thể tiếp tục bởi các yếu tố hỗ trợ giá như lạm phát tại Mỹ giảm, kế hoạch bổ sung dầu cho kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ, việc cắt giảm và gián đoạn nguồn cung trên thị trường thế giới.
Giá xăng dầu trong nước
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 11/7 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh như sau:
Giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.419 đồng/lít, giảm 51 đồng/lít. Giá xăng RON95-III không cao hơn 21.497 đồng/lít, tăng 69 đồng/lít. Giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.616 đồng/lít, tăng 447 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 18.320 đồng/lít, tăng 394 đồng/lít. Giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.288 đồng/kg, tăng 665 đồng/kg. |
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, mặt bằng giá xăng dầu trong nước đang thấp hơn 29-39% so với cùng kỳ nửa đầu năm 2022. Cụ thể, giá xăng RON 95 hiện ở mức 21.420 đồng/lít, giảm 35%. Dầu diesel thấp hơn 39%, dầu hỏa ít thấp hơn 37% và mazut thấp hơn khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, giá nhiên liệu trong nước có thể tăng trở lại trong quý 3 khi giá nhiên liệu thế giới đi lên.
Bộ Công Thương cũng đưa ra 2 kịch bản với giá xăng dầu. Với kịch bản giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân ở mức 90 USD/thùng.
Bộ Công Thương cho biết, giá bán một lít xăng E5 RON 92 sẽ ở mức 21.325 đồng, RON 95 ở mức 21.597 đồng và dầu diesel 18.115 đồng. Trường hợp giá thành phẩm thế giới ở mức 98 USD/thùng, giá dầu diesel ở mức 19.415 đồng/lít; E5 RON 92 là 22.657 đồng/lít.
Còn giá xăng RON 95 lên 23.049 đồng, đắt hơn hiện tại gần 2.000 đồng/lít và tương đương ngưỡng giá tháng 11/2022.
| Giá xăng dầu hôm nay 7/7: Lãi suất tăng cao ảnh hưởng tới nhu cầu tại Mỹ, giá dầu đi ngang Giá xăng dầu hôm nay 7/7, giá dầu đi ngang vì thị trường đánh giá tình trạng nguồn cung thắt chặt hơn tại Mỹ với ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 9/7: Tuần lạc quan của giá dầu Giá xăng dầu hôm nay 9/7, giá dầu tuần này đã kéo dài đà tăng 1 USD của tuần trước nhưng với mức tăng cao ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 10/7: Quay đầu giảm giá sau tuần tăng phi mã; Bộ Công Thương dự báo giá xăng dầu sắp tăng lên gần 23.500 đồng/lít Giá xăng dầu hôm nay 10/7, ngày đầu tuần giá dầu đã đột ngột giảm sau khi tăng đạt đỉnh vào tuần trước và dự ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 11/7: Phục hồi sau đà giảm đầu tuần; giá xăng sẽ tăng nhẹ trong chiều nay? Giá xăng dầu hôm nay 11/7, thế giới có xu hướng phục hồi; trong nước, giá xăng được dự báo sẽ tăng nhẹ từ chiều ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 14/7: Lạm phát Mỹ thấp hơn dự báo, giá dầu tiếp đà leo dốc Giá xăng dầu hôm nay 14/7, thế giới tiếp đà tăng cao từ phiên trước. |